4
pháp ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Mạnh Kháng; chuyên khảo "Các
nguyên tắc tố tụng hình sự" của PGS.TS. Hòang Thị Sơn và TS. Bùi
Kiên Điện; bài báo "Nguyên tắc suy đoán vô tội" của PGS. TS. Nguyễn
Thái Phúc v.v…
Trong các công trình này, các tác giả nghiên cứu việc bảo vệ
quyền con người trong hoạt động tư pháp nói chung, kể cả hình sự, dân
sự. Một số công trình nghiên cứu vấn đề từ góc độ tư pháp hình sự, bao
gồm cả luật hình sự và luật tố tụng hình sự. Số công trình khác thì
nghiên cứu từ góc độ tố tụng hình sự. Do phạm vi quá rộng, cho nên các
tác giả chỉ nghiên cứu sơ lược các nội dung mà chưa đi sâu nghiên cứu
thật đầy đủ, toàn diện, hệ thống trong tố tụng hình sự đối với những đối
tượng khác nhau. Quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
được nghiên cứu tương đối sơ lược. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu xuất
phát từ phân tích quyền và nghĩa vụ tố tụng của người tham gia tố tụng
mà chưa đi sâu nghiên cứu các chế định liên quan khác như các nguyên
tắc tố tụng hình sự, các thủ tục tố tụng hình sự, các biện pháp cưỡng chế
tố tụng liên quan đến quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo (Nguyễn Quang Hiền, Trần Quang Tiệp…). Có công trình lại
nghiên cứu bằng cách phân từng giai đoạn tố tụng, bảo vệ quyền con
người nói chung trong khởi tố, trong điều tra, trong truy tố, trong xét xử
và trong thi hành án hình sự (Lê Văn Cảm, Nguyễn Ngọc Chí…).
- Trong một số công trình khoa học khác, các tác giả đã nghiên
cứu tương đối sâu việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tố tụng
hoặc đối với người tham gia tố tụng nhất định như vấn đề bảo vệ quyền
bào chữa của người bị buộc tội được đề cập trong các công trình của
PGS. TS. Phạm Hồng Hải, TS. Nguyễn Văn Tuân, PGS. TS. Hoàng Thị
Sơn, TS. LS. Phan Trung Hoài…; vấn đề bảo đảm quyền con người
trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được đề
cập trong các công trình của TS. Trần Quang Tiệp, TS. Nguyễn Văn
Điệp, ThS. Nguyễn Mai Bộ…
Trong các công trình nêu trên, các tác giả đi sâu nghiên cứu
việc bảo vệ một quyền cụ thể là quyền bào chữa của bị can, bị cáo
(Phạm Hồng Hải, Nguyễn Văn Tuân, Hoàng Thị Sơn, Phan Trung
21
quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong các giai
đọan tố tụng khác nhau; 2/ Luận án đã phân tích có hệ thống các quy
định của Bộ luật TTHS và đánh giá đầy đủ, tòan diện thực tiễn bảo đảm
quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS Việt
Nam, từ đó tìm ra được những hạn chế, bất cập về bảo đảm quyền con
người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS và nguyên nhân
của những bất cập, hạn chế; 3/ Luận án đã đưa ra được số giải pháp và
kiến nghị nhằm hòan thiện các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam
và tăng cường bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo trong họat động TTHS. Thể hiện qua một số điểm chính như sau:
1. Quyền con người là sự thống nhất biện chứng giữa “quyền tự
nhiên” và “quyền xã hội”, tất yếu cần được pháp luật bảo vệ. Tôn trọng
và bảo đảm quyền con người là một trong những đặc tính quan trọng của
Nhà nước pháp quyền. Là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn coi con người
là vị trí trung tâm trong mọi chính sách kinh tế, xã hội và tạo mọi điều
kiện để con người phát triển. Nhà nước bảo đảm thực hiện quyền con
người bằng các biện pháp lập pháp cũng như thi hành pháp luật, các
biện pháp liên quan đến chế độ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán
bộ, công chức trong việc bảo vệ các quyền con người, các biện pháp xử
lý vi phạm quyền con người, các biện pháp bảo đảm quyền khiếu nại, tố
cáo của công dân và các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ trong
hoạt động của Nhà nước.
2. Tố tụng hình sự là hoạt động có tác động rất lớn đến quyền
con người nói chung, quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo nói riêng. Vì vậy bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo là một trong những nhiệm vụ và là mục đích quan trọng của
tố tụng hình sự.
Trong tố tụng hình sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những
người tham gia tố tụng có vị trí trung tâm trong quá trình giải quyết vụ
án. Họ là người bị cơ quan tiến hành tố tụng coi là người đã thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm. Tùy theo
giai đoạn tố tụng khác nhau mà tên gọi cũng như địa vị pháp lý của người
đó cũng khác nhau: 1/ Đối với người bị tạm giữ, địa vị pháp lý của họ
được quy định xuất phát từ bản chất của việc tạm giữ là: cách ly người bị
nghi thực hiện phạm tội trong thời gian ngắn; do đó người bị tạm giữ chỉ