3
- Phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn và
định mức ngân sách nhà nước
- Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước.
- Phân cấp quản lý thực hiện chu trình ngân sách nhà nước.
- Phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước.
Thời gian nghiên cứu: Để đánh giá thực trạng phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước ở Việt Nam một cách tập trung, luận án đi sâu phân tích tình
hình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn từ khi có
luật NSNN năm 2002 cho đến nay. Tuy nhiên luận án cũng tham khảo một
số văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước ở Việt Nam trong giai đoạn trước đó
4. CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Về cơ sở lý luận: Đề tài luận án “phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước ở Việt Nam hiện nay” được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở, nền
tảng của lý luận Mác – Lênin về về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Tác giả luận giải các vấn đề về quản lý nhà nước và
phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo tư duy lôgíc biện chứng mang
tính khách quan và trong mối liên hệ với các vấn đề khác liên quan đến hoạt
động quản lý ngân sách nhà nước.
Về phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả tổng hợp để có những
đánh giá, những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với
lý luận và thực tiễn của công tác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở
Việt Nam.
- Phương pháp so sánh: tác giả sử dụng phương pháp so sánh để làm
rõ sự giống và khác nhau của vấn đề nghiên cứu qua các giai đoạn, để từ đó
có các nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước.
- Phương pháp lịch sử: Tác giả thực hiện phương pháp này bằng cách
tiếp cận và khai thác vấn đề phân cấp quản lý ngân sách qua các thời kỳ
lịch sử khác nhau.
- Phương pháp dự báo: được sử dụng để phân tích, dự báo các xu thế
của hoạt động phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: là việc lấy ý kiến từ các chuyên
gia về những nội dung của luận án nhằm tập hợp các vấn đề khoa học cho
đề tài luận án.
Ngoài ra luận án có sử dụng những kết quả đã nghiên cứu và được
công bố trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, luận án.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:
Luận án đạt được một số điểm mới sau: