KẾT LUẬN75
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề truyền thống là loại hình sản xuất có mặt hầu hết ở mọi địa phương, gắn
bó và có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, lao động của người dân. Làng
nghề đã góp phần vào sự phát triển của kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho nhiều lao
động, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị. Những năm gần đây, khi nước ta chuyển đổi từ
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
mọi lĩnh vực hoạt động được khơi dậy đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng của nền kinh
tế , trong đó phải kể đến sự đóng góp của hoạt động ngành nghề ở khu vực nông thôn, nơi
có gần 80% dân số đang sinh sống.
Hòa trong dòng chảy chung của cả nước, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam đã và
đang triển khai mục tiêu xây dựng huyện cơ bản thành huyện công nghiệp vào năm 2010.
Tốc độ tăng trưởng chung về GTSX đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tuy nhiên ngành
nghề CN-TTCN trong nông nghiệp, nông thôn còn phát triển chậm, hoạt động làng nghề,
nghề truyền thống còn nhiều mặt hạn chế.
Quá trình đô thị hóa nông thôn ở Điện Bàn đã dẫn đến những hệ quả tất yếu về làng
nghề truyền thống, đó là sự biến mất của nhiều làng nghề hoặc có làng nghề đang đứng
trước nguy cơ mai một , có làng nghề vẫn tồn tại nhưng phải thay đổi cơ bản về qui trình
sản xuất, mẫu mã.
Làng nghề đúc đồng Phước Kiều (Điện Phương-Điện Bàn-Quảng Nam) cũng không
nằm ngoài hệ lụy đó. Làng nghề đúc đồng Phước Kiều với lịch sử hơn 500 năm hình
thành và phát triển, một làng nghề có những nghệ nhân với đôi tay tài hoa, những kĩ năng,
kĩ xảo để làm nên những chiếc chuông, chiêng rộn rã âm thanh… đang đứng trước những
nguy cơ và thách thức mới. Làm thế nào để làng nghề Phước Kiều tồn tại và phát triên
trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt của thị trường mà vẫn giữ được những nét văn hóa
truyền thông lâu đời.
Từ yêu cầu bức thiết đó tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp bảo tồn và phát triển làng
nghề truyền thống đúc đồng Phước Kiều tại huyện Điện Bàn – Quảng Nam” với
mong muốn góp phần bé nhỏ cùng duy trì và phát triển nghề truyền thống độc đáo này
của quê hương Điện Bàn.