5
doanh. Điều đó sẽ làm hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp đồng thời với một lượng chi phí vật liệu không đổi có
thể làm ra đựơc nhiều sản phẩm, tức là hiệu quả đồng vốn được nâng cao.
Để có được nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất kinh
doanh trong doanh nghiệp thì nguồn chủ yếu là thu mua. Do đó, ở khâu này đòi
hỏi phải quản lý chặt chẽ về số lượng, qui cách, chủng loại, giá mua, chi phí thu
mua và cả tiến độ về thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Ở khâu bảo quản dự trữ, doanh nghiệp phải tổ chức tốt kho tàng, bến bãi,
thực hiện đúng chế độ bảo quản và xác định được định mức dự trữ tối thiểu, tối
đa cho từng loại nguyên vật liệu để giảm bớt hư hỏng, hao hụt mất mát đảm bảo
an toàn, giữ được chất lượng của nguyên vật liệu.
Ở khâu sử dụng, phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định
mức tiêu hao, dự toán chi phí nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tóm lại vật liệu là yếu tố đầu tiên trong quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn sản
phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và tạo được uy tín trên thị trường thì nhất
định phải tổ chức tốt khâu quản lý vật liệu.
1.1.2 Vai trò của kế toán nguyên vật liệu:
Vật liệu là một khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí
sản xuất của doanh nghiệp, ngoài ra nó là bộ phận quan trọng trong tổng số tồn
kho ở doanh nghiệp. Do vậy việc quản lý và sử dụng vật liệu là một trong những
nhân tố quyết định sự thành công của công tác quản lý kinh doanh.
Vật liệu là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nếu quản lý và sử
dụng tốt sẽ tạo ra cho các yếu tố đầu ra những cơ hội tốt để tiêu thụ. Chính vì