Phần mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
nền kinh tế quốc dân. Du lịch đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế thế giới, đứng
vị trí hàng đầu của thương mại toàn cầu, là ngành xuất khẩu lớn nhất thế giới, tạo
hàng triệu việc làm. Với thành quả mà du lịch Việt Nam đã đạt được trong những
năm qua, và mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu trong khu vực và Châu
Á giai đoạn 2011 – 2020, du lịch Việt Nam đang bước sang mét giai đoạn phát
triển mới, đầy năng động, cởi mở, tự tin và thân thiện mà không còn “ iềm ẩn” nữa.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch, lĩnh vực kinh doanh khách
sạn đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của ngành. Tuy nhiên, thực tế
kinh doanh khách sạn tại Việt Nam đang trong thời kỳ xuống dốc. Nếu như trước
đây tỷ lệ phủ kín phòng của các khách sạn lớn từ 80 – 90% thì nay cao nhất chỉ
khoảng 50%. Để một khách sạn cao cấp hoạt động ổn định chi phí rất tốn kém.
Trước tình hình này, để tồn tại và khẳng định vị trí của mình trên thị trường
các doanh nghiệp khách sạn cần phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy
hiệu quả kinh doanh. Những yếu tố cạnh tranh truyền thống của doanh nghiệp như
vốn, quy mô, giá cả, chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật… đã trở nên bão hòa, thay
vào đó một nguồn lực mới, một yếu tố cạnh tranh mới mang tính quyết định đối
với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó chính là nguồn lực con người.
Do đặc thù sản phẩm của khách sạn chủ yếu là sản phẩm dịch vụ nên lao động
ở ngành này cũng rất đặc biệt so với các ngành khác ở chỗ chất lượng dịch vụ phụ
thuộc mạnh vào nhân tố con người. Vì vậy để có thể đứng vững trên thị trường các
doanh nghiệp khách sạn cần phải tìm ra những giải pháp quản lý nguồn nhân lực
một cách tối ưu nhất.
Qua thời gian thực tập tại khách sạn Daewoo Hà Nội em đã chọn đề tài của
mình là “Công tác quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn Daewoo Hà Nội –