không thể giao tiếp được. Trong thực tế, mỗi người có thể sử dụng ngôn ngữ
một cách khác nhau nhưng nếu không có những yếu tố chung, thì không thể
giao tiếp vì người này nói, người kia không thể hiểu và ngược lại.
Mặt khác, sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn mực của mỗi cộng đồng dân tộc
với các biến dạng khác của nó trong các cộng đồng nhỏ hơn (địa phương, tầng
lớp) là biểu hiện sinh động đa dạngvề tính xã hội của ngôn ngữ. Nếu trong
phạm vi giao tiếp toàn xã hội mà một người sử dụng tiếng địa phương (chứ
chưa phải là cá nhân) thì cũng đã gây ra sự khó khăn cho giao tiếp, và do đó
làm giảm hiệu quả giao tiếp. Vì thế cái gọi là ngôn ngữ cá nhân (ngôn ngữ nhà
thơ này, nhà thơ khác…) thực ra là sự vận dụng ngôn ngữ chung ở mỗi người,
nó không thóat khỏi qui tắc chung của ngôn ngữ cộng đồng.
1.2. Bản chất xã hội của ngôn ngữ
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu
cầu giao tiếp với nhau của con nguời: ngôn ngữ phục vụ xã hội loài người với tư
cách là phương tiện giao tiếp.
• Ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội. Mỗi hệ thống ngôn ngữ phản ánh bản sắc
của cộng đồng nói ngôn ngữ đó: (phong tục, tập quán, thói quen, của cả một
cộng đồng).
• Ngôn ngữ tồn tại phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Xã
hội. ngày càng đa dạng, phức tạp, phong phú hơn thì ngôn ngữ càng ngày càng
phong phú, đa dạng hơn để kịp thời phản ánh sự tiến bộ của xã hội.
• Ngôn ngữ tồn tại, phát triển theo qui luật khách quan không phụ thuộc ý chí
từng cá nhân. Trong quá trình phát triển đó, ngôn ngữ được bổ sung thêm các
yếu tố mới (từ mới, nghĩa mới) để ngày càng phong phú hơn, hoàn thiện hơn.
Khi có một nhu cầu của xã hội nảy sinh, thường xuất hiện yếu tố ngôn ngữ mới
đáp ứng. Vì thế các yếu tố ngôn ngữ mới thường xuất hiện cùng lúc ở nhiều nơi
trong từng lời nói. Mặt khác trong ngôn ngữ, cái có tính phổ biến cái tồn tại
chung cho một tập thể và nhờ đó cho từng cá nhân của tập thể đó mới được
xem là cái quan trọng. Vai trò củacá nhân trong sự phát triển củangôn ngữ là ở
chỗ góp phần làm bộc lộ những khả năng tiềm tàng củangôn ngữ, làm cho ngôn
ngữ giàu đẹp lên và hoàn thiện hơn.
1.3. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
Chủ nghĩa Mác phân biệt các hiện tượng xã hội ra hai loại: cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng. Trong đó cơ sở hạ tầng là toàn bộ quan hệ sản xuất của
xã hội ở một giai đoạn phát triển nào đó: còn kiến trúc thượng tầng là toàn bộ
những quan điểm chính trị, pháp quyền, tôn giáo, nghệ thuật,… của xã hội cùng
những tổ chức tương ứng với chúng (chẳng hạn pháp quyền: tòa án, chính trị
có đảng phái, tôn giáo có giáo hội…). Đối chiếu với hai hiện tượng xã hội này,
thì không có ý kiến nào coi ngôn ngữ thuộc cơ sở hạ tầng, nhưng có nhiều ý
kiến coi ngôn ngữ thuộc kiến trúc thượng tầng. Tuy nhiên, so với kiến trúc
thượng tầng, ngôn ngữ có nhiều điểm khác biệt.
Mỗi kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của một cơ sở hạ tầng cho nên khi cơ
sở hạ tầng bị sụp đổâ sẽ kéo theo sự sụp đổ của kiến trúc thượng tầng để thay
thế bởi một kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng mới, còn ngôn ngữ vẫn