CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP
I. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
1) Bản chất và khái niệm chi phí sản xuất:
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, con người từ những phương thức sản
xuất thô sơ, giản đơn đã dần dần thay thế bằng những phương thức sản xuất
hiện đại để tạo ra vô số của cải và đẩy nhu cầu của con người lên cao.
Nhưng dù bất kì phương thức sản xuất nào thì cũng tạo nên 3 yếu tố: tư liệu
sản xuất, sức lao động, đối tượng lao động.
Việc sử dụng và làm tiêu hao các yếu tố trên theo một cách thức nào đó
để tạo ra sản phẩm được gọi là hoạt động sản xuất, còn những yếu tố được
sử dụng trong hoạt động đó được gọi là chi phí sản xuất.
Vậy chi phí sản xuất là sự biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về
lao động sống và lao động hóa, chi phí về các loại dịch vụ và chi phí khác
bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất và chế tạo sản
phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kì nhất định.
Chi phí sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng gắn liền với quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gắn liền với việc sử dụng tài
sản, vật tư, lao động. Vì vậy, chi phí SX thực chất là việc sử dụng hợp lý, tiết
kiệm các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp trong hoạt
động SXKD. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở để tạo nên giá thành sản
phẩm, lao vụ, dịch vu hoàn thành, nên quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất là
mục tiêu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Việc làm rõ khái niệm, bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất
trong doanh nghiệp giúp kế toán tính đúng, đủ chi phi sản xuất vào giá thành
sản phẩm, từ đó phát huy được chỉ tiêu giá thành trong công tác quản lý,