Khoá luận tốt nghiệp - 6 - Trường Đại học Công Đoàn
sản phẩm hoàn
thành
=dở dang đầu kỳ +phát sinh trong
kỳ
_dở dang cuối kỳ
Chỉ tiêu giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có bên trong, nó
là chi phí sản xuất đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng
sản phẩm, công vịêc, lao vụ đã hoàn thành. Như vậy, bản chất của giá thành sản phẩm là
sự chuyển dịch giá trị các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn
thành. Và nó là trở thành thước đo chi phí, là căn cứ, là cơ sở, là xuất phát điểm để xây
dựng giá cả và bù đắp chi phí.
1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành cũng như
yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm
vi tính toán khác nhau.
a. Phân loại giá thành theo nguồn số liệu và cách tính
Theo cách phân loại này, giá thành bao gồm giá thành kế hoạch, giá thành thực tế
và giá thành định mức.
Giá thành kế hoạch: Loại giá thành này được xác định trước khi bước vào kinh doanh
trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dụ toán chi phí của kỳ kế hoạch.
Giá thành định mức: Giống với giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác
định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, giá thành định mức được xác định
trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch
(thường là ngày đầu tháng). Do đó giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay
đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Giá thành thực tế: Giá thành thực tế được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản
phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
b. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí
Giá thành sản xuất (Giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí
phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ
phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và
chi phí sản xuất chung.
Giá thành tiêu thụ (Giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu giá thành được xác định trên cơ sở
tập hợp các chi phí phát sinh trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bé Lớp KT 1A