CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM
2.1 Sự cần thiết khi ban hành luật thuế GTGT.
Trên lý thuyết, thuế GTGT mang tinh khoa học rât cao, có khả năng tạo
được công bằng trong việc tính thuế, thúc đẩy các danh nghiệp cải tiến quản lí
tăng năng suất lao động, hạ giá thành để cạnh tranh thuận lợi ở trong và ngoài
nước. Điểm nổi bật của thuế GTGT là khắc phục được nhược điểm thu trùng
lắp, chồng chéo qua nhiều khâu của thuế doanh thu. Từ lâu sự chồng chéo này
của thuế doanh thu đã gây nhiều kêu ca, phàn nàn của hầu hết cơ sở kinh
doanh và người tiêu dùng vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến giá cả hàng hoá. Thuế
doanh thu tính trên toàn bộ giá bán qua từng khâu có nghĩa là trong trường
hợp mua cao, bán hạ doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế doanh thu. Ngược lại
thuế GTGT chỉ thu trên giá trị tăng thêm mà doanh nghiệp tạo ra, thậm chí
doanh nghiệp còn được hoàn thuế khi thuế đầu vào cao hơn thuế đầu ra. Hơn
nữa, thuế GTGT còn có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu, khuyến khích sản xuất,
chống thất thu có hiệu quả, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
2.2 Nội dung cụ thể của luật thuế GTGT
2.2.1 Đối tượng chịu thuế GTGT:
Tất cả hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở
trong lãn thổ Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT.
Tuy nhiên trong luật thuế GTGT còn quy định 26 đối tượng không chịu
thuế GTGT. Đó là những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có một số đặc điểm
sau:
-Sản phẩm của một số ngành sản xuất và kinh doanh trong những
điều kiện khó khăn phải phụ thuộc vào thiên nhiên. Hơn nữa những sản phẩm
này được sản xuất ra được dùng cho chính người sản xuất và đời sống toàn xã
hội. Do đó phải cần tạo điều kiện để khuyến khích phát triển: Như sản phẩm
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản …
-Sản phẩm hàng hoá dịch vụ thiết yếu phục vụ cho nhu cầu toàn
xã hội nhằm nâng cao đời sồng văn hoá, vật chất không ngừng tăng lên của