gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch. Trong đó, các khâu làm đất,
gieo cấy và thu hoạch chiếm nhiều công sức lao động hơn so với các khâu còn
lại. Như vậy, cơ giới hóa trong sản xuất lúa là quá trình sử dụng máy móc vào
trong sản xuất lúa nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ sức người hoặc súc vật qua
đó tăng năng suất lao động và giảm nhẹ cường độ lao động trong các khâu sản xuất
lúa như làm đất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, sau thu hoạch.
Cũng như quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp, cơ giới hóa trong sản
xuất lúa được tiến hành từ cơ giới hóa bộ phận (từng khâu riêng lẻ) tiến lên cơ
giới hóa tổng hợp rồi tự động hóa.
- Làm đất là việc dùng các công cụ lao động, máy làm đất tác động vào
đất với các công đoạn cày, bừa, làm phẳng mặt ruộng để tạo ra một môi trường
thuận lợi cho cây trồng phát triển (Nguyễn Thị Ngọc và Phan Hòa, 2011).
Làm đất lúa: là việc tác động vào đất đai, đồng ruộng để tạo ra môi trường
có những điều kiện lý, hóa, sinh thích hợp cho sự phát triển của cây lúa, đặc biệt
là giai đoạn lúa nảy mầm hay mạ non bám rễ vào đất. Nó có ảnh hưởng quyết
định đến thâm canh tăng năng suất lúa. Do đó, làm đất lúa đòi hỏi phải đảm bảo
kỹ thuật nông học và đúng thời vụ.
+ Máy làm đất: Là máy phá vỡ, làm tơi nhuyễn lớp đất trồng trọt đến độ
sâu nhất định, để canh tác cho từng loại cây trồng. Mục đích của việc sử dụng
máy làm đất là nâng cao độ phì của đất, tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát
triển của hạt giống và cây trồng (Cù Ngọc Bắc và cộng sự, 2008).
+ Cơ giới hóa khâu làm đất là đưa máy móc công nghiệp có công suất cao
vào thay thế các công cụ lao động thô sơ và thay thế cho sức người, sức gia súc
kéo trong làm đất canh tác nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nói riêng.
- Gieo cấy: theo phương thức canh tác thủ công truyền thống thì gieo cấy
bao gồm các công đoạn: sử lý ngâm ủ thóc giống, gieo mạ dược, chăm sóc mạ,
nhổ mạ và cấy (ở miền Bắc) và ở miền Nam thì gồm các công đoạn xử lý ngâm
ủ thóc giống, gieo vãi.