Vật liệu đá nhân tạo đặc rất phổ biến trong xây dựng như bê tông nặng,
gạch ốp lát, gạch silicat. Những loại vật liệu này thường có cường độ, khả năng
chống thấm, chống ăn mòn tốt hơn các loại vật liệu rỗng cùng loại, nhưng nặng
và tính cách âm, cách nhiệt kém hơn. Bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy
những liên kết thô của nó, ví dụ: thấy được lớp đá xi măng liên kết với hạt cốt
liệu, độ dày của lớp đá, độ lớn của hạt cốt liệu: phát hiện được những hạt, vết
rạn nứt lớn, v.v...
Vật liệu cấu tạo rỗng có thể là những vật liệu có những lỗ rỗng lớn như bê
tông khí, bê tông bọt, chất dẻo tổ ong hoặc những vật liệu có những lỗ rỗng bé
(vật liệu dùng đủ nước, dùng phụ gia cháy). Loại vật liệu này có cường độ, độ
chống ăn mòn kém hơn vật liệu đặc cùng loại, nhưng khả năng cách nhiệt, cách
âm tốt hơn. Lượng lỗ rỗng, kích thước, hình dạng, đặc tính và sự phân bố của lỗ
rỗng có ảnh hưởng lớn đến tính chất của vật liệu.
Vật liệu có cấu tạo dạng sợi, như gỗ, các sản phẩm có từ bông khoáng và
bông thủy tinh, tấm sợi gỗ ép v.v... có cường độ, độ dẫn nhiệt và các tính chất
khác rất khác nhau theo phương dọc và theo phương ngang thớ.
Vật liệu có cấu trúc dạng lớp, như đá phiến ma, diệp thạch sét v.v... là vật
liệu có tính dị hướng (tính chất khác nhau theo các phương khác nhau).
Vật liệu hạt rời như cốt liệu cho bê tông, vật liệu dạng bột (xi măng, bột vôi
sống) có các tính chất và công dụng khác nhau tùy theo thành phần độ lớn và
trạng thái bề mặt hạt.
Cấu trúc vi mô của vật liệu có thể là cấu tạo tinh thể hay vô định hình.
Cấu tạo tinh thể và vô định hình chỉ là hai trạng thái khác nhau của cùng một
chất. Ví dụ oxyt silic có thể tồn tại ở dạng tinh thể thạch anh hay dạng vô định
hình (opan). Dạng tinh thể có độ bền và độ ổn định lớn hơn dạng vô định hình.
SiO2 tinh thể không tương tác với Ca(OH)2 ở điều kiện thường, trong khi đó
SiO2 vô định hình lại có thể tương tác với Ca(OH)2 ngay ở nhiệt độ thường.
Cấu tạo bên trong của các chất là cấu tạo nguyên tử, phân tử, hình dạng
kích thước của tinh thể, liên kết nội bộ giữa chúng. Cấu tạo bên trong của các
chất quyết định cường độ, độ cứng, độ bền nhiệt và nhiều tính chất quan trọng
khác.
Khi nghiên cứu các chất có cấu tạo tinh thể, người ta phải phân biệt chúng
dựa vào đặc điểm của mối liên kết giữa các phần tử để tạo ra mạng lưới không
gian. Tùy theo kiểu liên kết, mạng lưới này có thể được hình thành từ các
nguyên tử trung hòa (kim cương, SiO2) các ion (CaCO3 , kim loại), phân tử
(nước đá) .
Liên kết cộng hóa trị được hình thành từ những đôi điện tử dùng chung,
trong những tinh thể của các chất đơn giản (kim cương, than chì) hay trong các
tinh thể của hợp chất gồm hai nguyên tố (thạch anh). Nếu hai nguyên tử giống
nhau thì cặp điện tử dùng chung thuộc cả hai nguyên tử đó. Nếu hai nguyên tử
có tính chất khác nhau thì cặp điện tử bị lệch về phía nguyên tố có tính chất á
kim mạnh hơn, tạo ra liên kết cộng hóa trị có cực (H2O). Những vật liệu có liên
kết dạng này có cường độ, độ cứng cao và rất khó chảy.
4