=
Năng lực sản xuất của quốc gia giảm có thể do các nguyên nhân như: giảm sút nguồn
nhân lực, do sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên, do sự biến động chính trị, chiến tranh, thiên
tai,... Do năng lực sản xuất suy giảm nên khả năng đáp ứng nhu cầu giảm, gây khan hiếm hàng
hoá và tăng giá cả.
Cả hai trường hợp nêu trên tuy có cơ chế tác động khác nhau nhưng cùng có một kết quả
sau cùng: nền kinh tế vừa bị lạm phát vừa giảm sản lượng.
.4$9:>5?
Lạm phát do quán tính (inertial inflation) hay lạm phát dự kiến (expected inflation) là tỷ
lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến nó sẽ tiếp tục trong tương lai. Tỷ lệ này được đưa
vào các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch hay các loại thoả thuận khác. Và, chính vì mọi người
đều đưa tỷ lệ lạm phát dự kiến này vào mọi hoạt động của mình nên cuối cùng nó trở thành
hiện thực.
Một ví dụ cụ thể của hiện tượng lạm phát do quán tính là khi nền kinh tế bị lạm phát
cao, mọi người có xu hướng chỉ giữ lại một lượng tiền mặt tối thiểu để chi tiêu hằng ngày, họ
đem tiền đổi lấy các đồng tiền mạnh khác, vàng hay các loại hàng hoá để tích trữ giá trị, làm
tăng lượng tiền lưu thông trên thị trường, càng làm đồng tiền mất giá và tăng lạm phát.
Như vậy, khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì không thể có hiện tượng lạm phát : Số
lượng tiền vàng hay bạc được thích ứng một cách tự phát với số lưọng giá trị hàng hoá trong
lưu thông . Lúc này , nếu lưọng tiền vàng hay bạc nhiều hơn lưọng giá trị hàng hoá thì tiền
vàng hay tiền bạc vẫn thực hiện chức năng là phưong tiện cất trữ .
Với tiền giấy lại khác , vì tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị , không làm chức năng cất
trữ , nên số tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá hạn mức cho phép sẽ gây nên lạm phát , lạm
phát lag hiện tưọng của nền kinh tế hàng hoá , lạm phát biểu hiện rõ ở sự gia tăng lên của chỉ
số giá cả của tiền , sản xuất đình đốn , tiền lương thực tế giảm . Như vậy căn cứ vào mức giá
tăng lên cùng thời kỳ , có thể chia lạm phát thành 3 loại : Lạm phát vừa phải ( Chỉ số giá cả
tăng lên > 10% / năm ) , lạm phát phi mã ( Chỉ số giá cả tăng lên trên 10 % / năm , và siêu lạm
phát ( Chỉ số giá cả tăng lên hàng trăm thậm chí hàng nghìn lần và hơn nữa / năm ) .