DANH MỤC TÀI LIỆU
Luận văn: Kinh doanh khô dầu đậu nành tại An Giang- Giới thiệu và nội dung nghiên cứu
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN TRƯỜNG DUY
ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÔ DẦU ĐẬU NÀNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 07 năm 2008
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÔ DẦU ĐẬU NÀNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRƯỜNG DUY
Lớp: DH5KD Mã số SV: DKD041605
GV hướng dẫn: ThS. ĐẶNG HÙNG VŨ
Long Xuyên, tháng 07 năm 2008
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: ThS. Đặng Hùng Vũ
Người chấm, nhận xét 1:
Người chấm, nhận xét 2:
Khóa luận được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa kinh tế - quản trị kinh doanh ngày .... tháng ..... năm 2008
LỜI CÁM ƠN
Để được thành quả như hôm nay, trước hết tôi muốn gửi lời cám ơn đến ba mẹ,
người đã công sinh thành nuôi dưỡng tôi, người đã không quãng khó khăn tạo
mọi điều kiện cho con hội tiếp xúc với môi trường học tập như thế này. Con
xin nói lời cám ơn tận đáy lòng đến ba mẹ.
Kế tiếp, tôi xin cảm ơn đến tất cả quý thầy cô, những người đã cùng cha mẹ nâng
cánh ước cho tôi, đã hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những bài học, những kinh
nghiệm quý báu để tôi áp dụng vào công việc. Tôi xin cám ơn thầy Đặng Hùng Vũ
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc công ty cổ phần xuất
nhập khẩu An Giang đã cho tôi hội thực tập tại công ty, áp dụng thuyết học
được vào thực tiến hơn hết gửi lời cảm ơn đến Anh Huy, Chị Sang, Chị Hận, Chị
Tuyết, Anh Thư, Anh Vinh, Anh Quốc và các anh chị trong phòng kinh doanh đã chỉ
bảo tận tình, tao điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa luận trong suốt thời gian thực
tập.
Do thời gian có hạn và kiến thức của tôi vẫn còn hạn chế nên bài khóa luận khó tránh
khỏi những sai sót nhất định, tôi mong thầy cùng các chú, anh chị trong công
ty tiếp tục đóng góp những ý kiến để tôi thể rút nhiều kinh nghiệm hơn nữa sau
khi hoàn thành bài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Trường Duy
TÓM TẮT
Kinh doanh khô dầu đậu nành một trong những hoạt động kinh doanh
hiệu quả tại công ty công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu An Giang. Nhưng trong bối
cảnh hiện nay cho thấy, hoạt động kinh doanh này đã không còn hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư kinh doanh mặt hàng này nói chung và đối với công ty cổ phẩn xuất nhập
khẩu An Giang nói riêng, một trong những nguyên nhân chính là do tình hình bất ổn
của thị trường thủy sản, giá bán 1kg không đủ đắp chi phí chăn nuôi dẫn đến
người nuôi bị thua lỗ không muốn đầu vào nuôi cá, điều đó đã làm cho tình
hình hoạt động kinh doanh khô dầu có chiều hướng giảm vì khô dầu đậu nành là một
trong những nguyên liệu chính trong khẩu phần thức ăn tự chế thức ăn chăn nuôi
công nghiệp.
Do đó, khi các hộ nuôi thủy sản giảm quy mô hoặc không muốn tiếp tục đầu tư
dẫn đến nhu cầu tiêu thụ khô dầu đậu nành cũng giảm, hoạt động kinh doanh bắt đầu
chiều hướng đi xuống, không còn hấp dẫn đối với nhà đâu tư. thế, việc đánh
giá triển vọng phát triển của hoạt động kinh doanh khô dầu đậu nành đối với các
công ty kinh doanh khô dầu đậu nành nói chung hoạt động kinh doanh khô dầu
đậu nành tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang nói riêng là rất cần thiết trong
giai đoạn hiện nay.
Để thể đánh giá được triển vọng phát triển của hoạt động kinh doanh khô
dầu đậu nành, cần phải đánh giá được nhu cầu sử dụng khô dầu đậu nành trong tương
lai kết hợp với giai đoạn của khô dầu đậu nành trong chu kì sống của sản phẩm. Bên
cạnh đó, việc đánh giá nguồn cung cấp khô dầu đậu nành khả năng thay thế của
sản phẩm khác đối với khô dầu đậu nành cũng rất quan trọng. Kết hợp các thông tin
trên từ đó thể đánh giá được triển vọng phát triển của khô dầu đậu nành trong
tương lai.
Nhu cầu sử dụng khô dầu đậu nành ngày càng tăng trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng do nhu cầu tiêu thụ thịt tăng, sự tăng quy sản lượng chăn
nuôi, sự tăng quy sản lượng của các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, sự
tăng giá liên tục... một trong những sở cho dự báo trên. Thêm vào đó, khối
lượng nhập khẩu của các quốc gia ngày càng tăng việc xuất khẩu khô dầu đậu
nành mang lại cho các quốc gia xuất khẩu kim ngạch đáng kể cho thấy khô dầu đậu
nành đang trong giai đoạn phát triển trong chu kì sống của sản phẩm.
Mặc nguồn cung khô dầu đậu nành xu hướng giảm trong tương lai do
nhu cầu sử dụng Ethanol tăng, do giảm diện tích trồng đậu nành của một số quốc gia
nhưng hiện tại nguồn cung khô dầu đậu nành đang tăng, riêng đối với trong nước,
hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng khô dầu đậu nành trong nước, phải nhập khẩu
từ nước ngoài nhưng xu hướng sẽ tăng trong tương lai mặc tốc độ tương đối
chậm, mặt khác do sử dụng khô dầu đậu nành mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
người chăn nuôi nên khả năng thay thế các sản phẩm khác cho khô dầu đậu nành
không cao. Từ các thông tin trên thể dự báo rằng hoạt động kinh doanh khô dầu
đậu nành sẽ phát triển trong tương lai.
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ....................................................................................iv
Chương 1: Giới thiệu..................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài: 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1
1.3. Phương pháp nghiên cứu: 1
1.4. Phạm vi nghiên cứu: 2
1.5. Ý nghĩa đề tài: 2
Chương 2: Cơ Sở Lý Luận.........................................................................................3
2.1. Các khái niệm: 3
2.1.1. Vai trò của protein và chất lượng protein thức ăn: 3
2.1.2. Việc sử dụng khô dầu đậu nành trong thức ăn chăn nuôi4
2.1.3. Hành vi mua của khách doanh thương: 7
2.1.4. Chu kì sống của sản phẩm: 11
2.2. Mô hình nghiên cứu: 12
Chương 3: Giới thiệu về công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang
(ANGIMEX).........................................................................................14
3.1. Sơ lược về công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang: 14
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 14
3.1.2. Lĩnh vực hoạt động: 15
3.1.3. Cơ cấu tổ chức: 18
3.2. Tình hình kinh doanh khô dầu đậu nành tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu
An Giang qua các kì 19
3.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khô dầu đậu nành tại công ty cổ phần
XNK An Giang 19
3.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh khô dầu đậu nành qua các kì 19
Chương 4: Nội dung nghiên cứu..............................................................................21
4.1. Nhu cầu sử dụng khô dầu đậu nành 21
4.1.1. Đánh giá nhu cầu sử dụng khô dầu đậu nành trên thế giới 21
4.1.2. Đánh giá nhu cầu sử dụng khô dầu đậu nành trong nước: 23
4.2. Nguồn cung khô dầu đậu nành27
4.2.1. Nguồn cung khô dầu đậu nành thê giới 27
4.2.2. Nguồn cung khô dầu đậu nành trong nước: 29
4.3. Triển vọng phát triển của hoạt động kinh doanh khô dầu đậu nành tại công ty
cổ phần xuất nhập khẩu An Giang: 30
4.3.1. Giai đoạn sống của sản phẩm: 31
4.3.2. Năng lực của công ty: 33
Chương 5: Kết Luận.................................................................................................35
i
thông tin tài liệu
Giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi ngày một tăng là một trong những nguyên nhân có thể thấy rõ nhất hiện nay khiến giá cả sản phẩm ngành chăn nuôi Việt Nam có khả năng cạnh tranh thấp. Chỉ trong vòng 2 tháng 10 và 11 vừa qua, nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi đã 8 lần tăng giá trong khi chi phí cho thức ăn chăn nuôi chiếm tới 65 – 70% giá thành sản phẩm chăn nuôi điều này đã làm tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi cao hơn so với các nước khoảng 25% và đã làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi so với các sản phẩm của nước khác. Chiếm từ 10 – 20% trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi hỗn hợp và 60 – 70% trong thức ăn đậm đặc, khô dầu đậu nành là thành phần quan trọng trong thức ăn chăn nuôi, do đó viêc tăng giá khô dầu đậu nành đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng chi phí trong chăn nuôi. Có nhiều nguyên nhân khiến giá nguyên liệu này tăng điển hình như do nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta còn phụ thuộc vào nước ngoài (theo thống kê của cục chăn nuôi, chúng ta đang phải nhập khẩu từ 20 – 25% nguyên liệu giàu năng lượng, 65 – 70% nguyên liệu giàu đạm và 85 – 90% thức ăn bổ sung để chế biến thức ăn chăn nuôi, phải bỏ ra mấy tỷ đô la để nhập khẩu bã bắp và bã đậu nành hay còn gọi là khô dầu đậu nành từ Hoa Kì, Argentina ...); trong khi đó, sản lượng Ethanol trên thế giới (được sản xuất chủ yếu từ ngô, khô đậu nành) tăng nhanh từ 10.770 triệu gallon năm 2004 lên 13.500 triệu gallon năm 2007; điều này cộng với việc Trung Quốc từ một nước xuất khẩu ngô và đậu nành đã chuyển sang nhập khẩu một lượng lớn mặt hàng này; thêm vào đó, Mỹ đã giảm diện tích trồng đậu nành... Thực tế cho thấy cầu sử dụng khô dầu đậu nành đang lớn hơn cung do đó giá nguyên liệu này ngày càng tăng. Vì thế, việc định hướng, đánh giá triển vọng phát triển của ngành hàng này là rất quan trọng đối với đơn vị đang kinh doanh khô dầu đậu nành.
Mở rộng để xem thêm
tài liệu giúp tôi
Nếu bạn không tìm thấy tài liệu mình cần có thể gửi yêu cầu ở đây để chúng tôi tìm giúp bạn!
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×