1.1.3.2. Nguồn gốc của sự ô nhiễm nước.
Sự ô nhiễm nước có nguồn ngốc tự nhiên và nhân tạo [11]. Nguồn ngốc
tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt…. các yếu tố dựa vào môi trường
nước, các chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của
chúng.
Ô nhiễm có nguồn gốc nhân tạo là quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng, rắn vào môi trường. Nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm này
có thể do chiến tranh xảy ra, nhưng nguyên nhân chủ yếu ngày nay là tình
trạng ô nhiễm từ quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp mà chưa có sự
xử lý đầy đủ và khoa học.
1.1.3.3. Tác hại của chất thải
-Với con người: Những năm gần đây tình trạng các chất thải này đã
giảm đi nhưng sự lắng đọng, tồn dư của chúng trong môi trường đang gây lên
những hậu quả nghiêm trọng cả những vùng đã bị ô nhiễm cũng như tác động
lan rộng qua chuỗi thức ăn.[13]
Khi tiếp xúc với kim loại nặng thường dẫn tới sự kém phát triển, các
bệnh ung thư và phổi. Tiếp xúc với hàm lượng cao thuỷ ngân và chì có khả
năng mắc bệnh suy giảm khả năng miễn dịch, ở đó hệ thống miễn dịch bắt đầu
bị tấn công chính các tế bào của vật chủ làm nhầm lẫn chúng với các vật lạ từ
bên ngoài có thể. Vài nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng dư lượng chì có thể giảm
đáng kể chỉ số thông minh ( IQ) của trẻ em...
-Với môi trường: Nguồn chất thải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm
môi trường. Chúng trực tiếp hay gián tiếp gây ra các hiện tượng như hiệu ứng
nhà kính, hiện tượng Enino, lỗ thủng tầng Ozon, hiện tượng sa mạc hoá, hiện
tượng băng tan ở Bắc cực... đều do ô nhiễm môi trường gây nên, mà nguyên
nhân chính bắt nguồn từ con người. Do vậy thế giới đã phải lên tiếng cảnh báo