DANH MỤC TÀI LIỆU
Luận văn: Nhận thức chung về phát sản và cách giải quyết phá sản theo pháp luật hiện hành
1
Phần A
LÒI NÓI ĐẨU
Nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, nhiều vấn đề
về luật kinh tế phải được xem xét lại. Hơn nữa chúng ta vẫn chưahình đích thực của pháp luật điều
chỉnh các quan hệ kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường phát triển cần có môi trường pháp luật và pháp
luật chính điều kiện để các quan hệ kinh tế phát huy được ưu điểm của mình đồng thời tạo đà cho nền
kinh tế phát triển bền vững. Vì vậy việc biên soạn những tài liệu về luật kinh tế vẫn còn đang là vấn đề nan
giải để đáp ứng được nhu cầu của đông đảo nhân dân và những người nghiên cứu.
Như chúng ta đã biết từ năm 1986 nhà nước đã chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường. Trong
thời gian qua đã thấy được những thành tựu đạt được rất to lớn từ nền kinh tế thị trường mang lại, điều này
chứng tỏ đường lối Đảng Nhà nước ta vạch ra và đang đi rất đúng đắn. Những kết quả này chính
là dấu hiệu và nó thể hiện đúng sức mạnh của nền kinh tế thị trường mang tiềm năng và hiệu quả đồng thời
ta có thể thực hiện công cuộc dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Vì vậy cơ chế thị trường đã
được hiến pháp 1992 của nước ta ghi nhận thành một nguyên tắc Hiến định cho đến ngày nay thực tiễn xác
định phát triển nền kinh tế thị trường trên thế giới hàng trăm năm qua đã chứng minh cho chúng ta thấy
những cơ sở để nói rằng pháp luật đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường văn minh.
Mặt khác luật kinh tế tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong
quá trình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các đơn vị kinh tế với nhau và giữa chúng với các
quan quản lý nhà nước về kinh tế bằng cách sử dụng phối hợp các phương pháp tác động khác nhau
nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước...
Trong nền kinh tế thị trường, do sự tác động của quy luật kinh tế trong đó quy luật cạnh tranh nên
đã làm nảy sinh các mối quan hệ mớibản thân kinh tế kế hoạch hoá không hàm chứa được. Đó hiện
tượng phá sản.
Khi một doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ phức tạp cần
được giải quyết. Chẳng nhũng quan hệ nợ nần giữa các chủ nợ với doanh nghiệp mắc nợ, quan hệ giữa
doanh nghiệp mắc nợ với người lao động do tình trạng mất khả năng thanh toán nợ gây ra. Vì vậy việc giải
quyết kịp thời các vấn đề đó ý nghĩa rất quan trọng nhằm thiết lập một trật tự cần thiết để thúc đẩy sự
phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo quyền lợi chủ thể của các mối quan hệ hay các bên liên quan.
Trước kia (trước 1993) do chưa luật phá sản doanh nghiệp nên các doanh nghiệp Nhà nước khi
không khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng đều được giải quyết theo thủ tục giải thể(theo quyết định
315 của Hội đồng bộ trưởng ngày 01.09.1990) kết quả là không ít những trường hợp nhà nước phải khoanh
nợ, xoá nợ gây ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của một số chủ nợ khi luật phá sản được ban hành và có
2
hiệu lực thì về nguyên tắc, tất cả các doanh nghiệp khi kinh doanh thua lỗ đến mức mất khả năng thanh
toán nợ đến hạn đều được giải quyết theo luật phá sản doanh nghiệp; Nhìn chung luật phá sản doanh
nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1993 đã đáp ứng được đông đảo quần chúng nhân
dân và sự chờ đợi của các nhà doanh nghiệp nhằm tìm ra một trật tự chung cần thiết để đảm bảo quyền lợi
họp pháp của các chủ nợ, các doanh nghiệp mắc nợ của người lao động, bảo đảm trật tự kỷ cương cho
xã hội và quyền lợi cho các bên liên quan.
Tuy nhiên phá sản một vấn đề từ luận đến thực tiễn một quá trình tìm hiểu nghiên cứu bởi
khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tếđặc biệt quyền lợi
của người lao động ít nhiều sẽ bị xáo trộn như tiền lương, các chế độ, việc làm và các vấn đề tiêu cực phát
sinh.
Đối với nước ta việc phá sản vẫn là một vấn đề mới mẻ. Cho nên thực tiễn giải quyết phá sản của nước
ta trong thời gian qua còn gặp không ít khó khăn vướng mắc. Chính vậy việc nắm bắt, hiểu biết đầy
đủ về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của doanh nghiệp sự cần thiết cấp bách. những
do trên tôi - một học viên rất tâm đắc tìm hiểu về pháp luật phá sản doanh nghiệp tôi đã đi đến một
quyết định nhỏ là đã chọn đề tài:
"Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bphá sản doanh nghiệp” làm đề tài khoá luận chính nhằm
nâng cao tầm nhìn sâu - rộng trong lĩnh vực phá sản đồng cũng là khoá luận cho khoá học của mình.
Để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu của mình tôi đi sâu nghiên cứu những phần chính sau đây:
Mục I: Nhận thức chung về phá sản
Mục II: Giải quyết việc phá sản theo pháp luật hiện hành (thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh nghiệp).
Mục III: Thực tiễn giải quyết phá sản doanh nghiệp ở nước ta một số kiến nghị nhỏ góp phần hoàn
thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu để hoàn thiện bản khoá luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các thầy giáo, giáo cùng các bạntrong và ngoài lớp học đồng thời cùng với lượng thông
tin kiến thức từ thông tin đại chúng như đài, báo chí, tivi đến các nguồn khác như sự giao lưu giữa các sinh
viên với nhau cùng một đề tài đã cung cấp cho tôi những lượng thông tin rất bổ ích để làm cho bài khoá
luận thêm phong phú. Tôi xin cảm ơn và trân trọng lòng biết ơn sâu sắc của đối với sự giúp đỡ quý báu đó.
Do còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như nhận thức của bản thân thế bài khoá luận này của
tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết tôi rất lấy làm vinh dự khi được đón nhận sự tham
gia đóng góp ý kiến cho bài khoá luận này của tôi nhằm nâng cao hiểu biết đối với pháp luật phá sản để
phục vụ công việc một cách hiệu quả nhất.
3
Xỉn chân thành cảm ơn!
Phần B
THỰC TRẠNG - VẤN ĐỂ GIẢI QUYẾT VIỆC PHÁ SẢN THEO
PHÁP LUẬT.
MỤC I: NHẬN THỨC CHUNG VỂ PHÁ SẢN
1. Ở Việt Nam từ khi phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cư chế thị trường
thì đã hình thành nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau mà các doanh nghiệp này thuộc đối tượng
áp dụng luật phá sản doanh nghiệp ngày 30 - 12 - 1993. Gồm:
a) Doanh nghiệp Nhà nước
b) Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội
c) Doanh nghiệp tư nhân.
d) Công ty trách nhiệm hữu hạn.
đ) Công ty cổ phần
e) Doanh nghiệp có một phần vốn đầu tư nước ngoài.
g) Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
h) Và họp tác xã.
Các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau đều được pháp luật cho phép hoạt động bình
đẳng trên thị trường, cho phép cạnh tranh một cách bình đẳng lẫn nhau. Như vậy khi các doanh nghiệp
bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sự cạnh tranh cũng bắt đầu xuất hiện. Trong quá trình cạnh
tranh các loại hình doanh nghiệp sẽ tự khẳng định mình đồng thời sẽ xu hướng tất yếu xảy ra trong
kinh doanh "mạnh được yếu thua"
Nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả là một nguồn thu quan trọng của ngân
sách nhà nước. Nhưng không ít các doanh nghiệp bị thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn dẫn đến
tình trạng phá sản hoặc giải thể.
Danh từ phá sản được bắt nguồn từ tiếng Latinh "RUIN" nghĩa "sự khánh tận" khái niệm này
dùng để chỉ tình trạng mất cân đối giữa thu chi của một chủ doanh nghiệp biểu hiện trực tiếp
4
nhất của sự mất cân đối giữa thu và chi là tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn phải trả.
Hiện tượng phá sản trong nền kinh tế thị trường của các doanh nghiệp là hiện tượng bình thường và
tất yếu của quy luật cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh.
Quy luật này diễn ra ở bất cứ quốc gia nào bất cứ doanh nghiệp nào chế quảnkhông phù hợp
và không theo kịp nền kinh tế thị trường.
Hiện tượng phá sản chính quy luật tất yếu của sự cạnh tranh nhằm tạo ra các doanh nghiệp kinh
doanh hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn hội, tạo thêm không khí mới trong sản xuất
kinh doanh.
Pháp luật của nhà nước trên thế giới có nhiều chế định khác nhau về pháp luật phá sản đối với các loại
hình doanh nghiệp. Thậm chí có nhiều quan điểm khác nhau về định lượng và định tính trong việc xác định
một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản doanh nghiệp hay mất khả năng thanh toán nợ đến hạn như
luật phá sản của Malayxia, Hunggari, Trung Quốc... Song cho các chế định khác nhau như vậy
nhưng pháp luật các nước đều có khái niệm thống nhất là một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khi
doanh nghiệp đó không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 30 - 12 -
1993 tại Điều 2 quy định:
"Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt
động kinh doanh, sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết vẫn mất khả năng thanh toán nợ
đến hạn".
Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp nằm trong tình trạng khó khăn về tài chính, mất khả năng thanh toán
nợ đến hạn của doanh nghiệp không là tình trạng nhất thời nữa, sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính
cần thiết nhưng vẫn không cứu vãn được nguy cơ bị phá sản. Các biện pháp cần thiết mà doanh nghiệp cần
áp dụng để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn là:
a) Các phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản chặt chẽ các khoản chi phí, tìm kiếm thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
b) Có biện pháp xử lý hàng hoá, sản phẩm vật tư tồn đọng.
c) Thu hồi các khoản nợ và tài sản bị chiếm dụng
d) Thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ, giảm, xoá nợ.
5
đ) Tìm kiếm các khoản tài trợ các khoản vay để trang trải các khoản nợ đến hạn đầu tư đổi mới
công nghệ.
Như vậy tại Điều 2 luật phá sản doanh nghiệp vẫn chưa đưa ra một khái niệm tổng quát về phá sản
gì? chỉ đưa ra khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản doanh nghiệp bị lâm vào phá sản sẽ
đối tượng để toà án xem xét giải quyết theo thủ tục phá sản (Thủ tục pháp đặc biệt). Khi đơn yêu
cầu giải quyết tuyên bố phá sản vậy giác độ ttụng chúng ta thể xem xét "phá sản một thủ tục
đòi nợ đặc biệt khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể liệt kê tính chất đặc biệt của thủ tục phá
sản thể hiện ở những điểm sau cụ thể sau đây:
Thứ nhất: thủ tục phá sản, các chủ nợ không được quyền xé lẻ quyền đòi nợ của mình mà phải đồng
loạt gửi giấy đòi nợ đến toà án trong một thời gian nhất định (thời hạn là 60 ngày kể từ ngày đầu tiên đăng
báo mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp".
Thứ hai: Thanh toán nợ theo thủ tục này (thủ tục phá sản) chỉ được thực hiện sau khi quyết định
của thẩm phán.
Thứ ba: Thanh toán nợ theo thủ tục phá sản không phải hành vi thuộc doanh nghiệp mắc nợ,
thực hiện hành vi thông qua quan thẩm quyền (cơ quan thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh
nghiệp).
Thứ tư: Thanh toán theo thủ tục phá sản chỉ tiến hành trên sở tài sản còn lại của doanh nghiệp bị
tuyên bố phá sản (tài sản phá sản chia cho các chủ nợ còn nhiều nhận nhiều, còn ít nhận ít nếu không còn
các chủ nợ chấp nhận trắng tay) và đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ nợ (các chủ nợ sẽ được nhận nợ
theo tỷ lệ tương đương mà doanh nghiệp mắc nợ nợ phải trả).
2. Khi xem xét về phá sản cũng cần phân biệt sự giống và khác nhau giữa phá sản và giải thể.
Nếu xét về hiện tượng, hình thức bên ngoài thì giải thể và phá sản có điểm giống nhau đó là: Đều phân
chia giá trị tài sản còn lại cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho người lao động... Nhưng về mặt bản
chất giữa giải thể và phá sản là hai chế định có sự khác nhau căn bản dưới đây:
Thứ nhất: Lý do giải thể rộng hơn nhiều lý do một doanh nghiệp phá sản. Điều này thể hiện ở chỗ nếu
như sở sản xuất kinh doanh thể chấm dứt hoạt động của mình khi thấy mục tiêu đề ra không thể đạt
được hoặc đã hoàn thành song mục tiêu đó, hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động do vi phạm nghiêm trọng
pháp luật. Lý do phá sản chỉ có một nguyên nhân duy nhất gây ra đó là sự mất khả năng thanh toán nợ đến
6
hạn của doanh nghiệp.
Thứ hai: Nếu như việc giải thể các sở sản xuất kinh doanh do những người làm chủ doanh
nghiệp tự mình quyết định hoặc do quan thẩm quyền cho phép thành lập quyết định khi thấy không
cần thiết. Việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp đó nhiệm vụ quyền hạn của toà kinh tế thuộc toà án
nhân dân cấp tỉnh.
Thứ ba: Thủ tục tiến hành giải thể sở sản xuất kinh doanh thủ tục hành chính còn thủ tục tuyên
bố phá sản lại thủ tục thuần túy pháp, do t án thẩm quyền tiến hành theo những quy định chặt
chẽ của pháp luật phá sản (thủ tục tư pháp đặc biệt đã được phân tích ở trên).
Thứ tư: Giải thể bao giờ cũng dẫn đến chấm dút hoạt động và xoá tên cơ sở sản xuất kinh doanh, trong
khi đó phá sản không phải bao giờ cũng dẫn đến hệ quả như vậy. Một doanh nghiệp bị phá sản nhưng
doanh nghiệp đó vẫn gi nguyên tên doanh nghiệp của mình nếu thể, nhãn hiệu hàng hoá vẫn thể
được lưu hành trên thị trường, cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn hoạt động bình thường nếu như doanh nghiệp
được một người mua lại toàn bộ doanh nghiệp bao gồm cả khoản nợ đến hạn.
Thứ năm: Nhìn chung thái độ của Nhà nước đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành cơ sở sản
xuất kinh doanh trong hai trường hợp trên cũng phân biệt. Chẳng hạn pháp luật của nhiều nước quy
định chủ sở hữu hay người quản điều hành sở sản xuất kinh doanh bị phá sản không được hành nghề
trong một thời gian nhất định còn trong trường họp giải thể pháp luật không đưa ra vấn đề hạn chế quyền
tự do kinh doanh (vấn đề này luật phá sản doanh nghiệp của ta cũng được đặt ra tại Điều 50). Khoản 1
Điều 50 luật phá sản doanh nghiệp quy định: Giám đốc, chủ tịch các thành viên Hội đồng quản trị
không được đảm đương các chức vụ đó bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời hạn từ 1 - 3 năm kể từ ngày
doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
MỤC II
GIẢI QUYẾT VIỆC PHÁ SẢN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH (THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
YÊU CẦU TUYÊN Bố PHÁ SẲN DOANH
NGHIỆP)
1) Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật phá sản:
Theo tinh thần của Điều 1 luật phá sản thì về nguyên tắc, mọi doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở
thông tin tài liệu
Các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau đều được pháp luật cho phép hoạt động bình đẳng trên thị trường, cho phép cạnh tranh một cách bình đẳng lẫn nhau. Như vậy khi các doanh nghiệp bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sự cạnh tranh cũng bắt đầu xuất hiện. Trong quá trình cạnh tranh các loại hình doanh nghiệp sẽ tự khẳng định mình đồng thời sẽ có xu hướng tất yếu xảy ra mà trong kinh doanh "mạnh được yếu thua"
Mở rộng để xem thêm
tài liệu giúp tôi
Nếu bạn không tìm thấy tài liệu mình cần có thể gửi yêu cầu ở đây để chúng tôi tìm giúp bạn!
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×