Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
không thể thiếu trong các chiến lược, các chính sách, các chương trình phát
triển kinh tế – xã hội miền núi. Phát triển bền vững miền núi là sự nghiệp của
cả nước, nhưng trước hết là của đồng bào các dân tộc miền núi. Phát triển bền
vững miền núi là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các
ngành,…của mỗi người dân và của toàn xã hội.
Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều đồng bào
dân tộc đang chung sống và hoạt động sản xuất chủ yếu là nông – lâm nghiệp.
Kinh tế của huyện có nhiều thay đổi đáng kể nhưng sự phát triển còn ở mức
thấp so với thực tế tình hình phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Để thu
được kết quả cao trong sản xuất, người dân đã dùng mọi biện pháp (sử dụng
phân hóa học, thuốc trừ sâu,… kể cả những chế phẩm bị cấm hoặc đã quá thời
hạn cho phép sử dụng) hoặc sử dụng bừa bãi các chế phẩm này làm tăng năng
suất cây trồng, vật nuôi mà lãng quên đến môi trường sinh thái hiện nay đang
bị đe dọa. Có nhiều người dân biết được sự nguy hại của các chế phẩm hoá
học không nên sử dụng đối với môi trường đất, nước và không khí nhưng vẫn
phải sử dụng vì mục đích kinh tế. Thêm vào đó, độ che phủ rừng của huyện,
đặc biệt rừng phòng hộ cũng ngày càng thấp dần. Trước thực tế đang diễn ra
như vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh tế hộ và những tác
động đến môi trƣờng khu vực nông thôn huyện Định Hóa” nhằm mục tiêu
vừa phát triển kinh tế hộ nông dân đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái khu
vực nông thôn huyện Định Hóa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng đời sống kinh tế hộ, chỉ ra được những yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế hộ khu vực nghiên cứu. Xác định mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế hộ với môi trường sinh thái. Đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển kinh tế của hộ gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, tiến tới sự