phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kĩ thuật, công nghệ
tiên tiến. Nguồn vốn Nhập khẩu có thể được hình thành từ nhiều nguồn
khác nhau nhưng nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là từ Xuất khẩu. Mặt
khác, Xuất khẩu còn tạo điều kiện cho các Doanh Nghiệp trong nước tiếp
cận với những thị trường mới, tận dụng lợi thế kinh tế theo qui mô, lợi thế
tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, chuyên môn hóa, tạo điều kiện cho các
ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi, mở rộng thị trường tiêu thụ, mở
rộng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tạo tiền đề kinh
tế- kĩ thuật nhằm cải tạo, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, giải
quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân của dân. Thông qua Xuất
khẩu hàng hóa sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về
giá cả, chất lượng, vì thế đòi hỏi các Doanh nghiệp phải luôn cải tiến và
hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất và mở
rộng thị trường.
Cùng với phát triển Xuất khẩu, nhu cầu Nhập khẩu cũng tác động một
cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất, đời sống trong nước. Nhập khẩu
để bổ sung những hàng hóa trong nước không sản xuất được hoặc không đủ
đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, tức là thay vì sản xuất trong
nước những hàng hóa không có lợi bằng Nhập khẩu sẽ Nhập khẩu. Nhập
khẩu tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng Công Nghiệp Hóa đất nước, kịp thời bổ sung những mặt cân đối
của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định, góp phần cải
thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Nhập khẩu có tác động tích cực
đến thúc đẩy Xuất khẩu, nghĩa là Nhập khẩu hàng hóa đầu vào cho sản xuất
hàng Xuất khẩu, tạo điều kiện cho các quốc gia chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế.
Như vậy, Xuất Nhập khẩu là cầu nối quan trọng giữa nền kinh tế trong
nước với nền kinh tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới thành đầu mối cung