Luận văn tốt nghiệp
Giai đoạn 1987 – 1995 .
Đây là một giai đoạn khó khăn vướng mắc giữa nhà máy chế biến và
nông trường trồng chè về tranh chấp giá cả, phân quản lý cấp nguyên vật liệu
gây khó khăn cho việc sản xuất. Liên hiệp đã phải tổ chức lại sản xuất, sáp
nhập các đơn vị chế biến với các nông trường nằm trên địa bàn thành một xí
nghiệp nông công nghiệp nhằm loại bỏ tranh chấp về giá cả, phân cấp quản lý
đồng thời lấy lãi của công nghiệp chế biến đầu tư cho nông nghiệp. Với qui
mô này sản xuất đã được ổn định được và phát triển công nhân yêu tâm làm
việc, đời sống của họ được nâng lên từng bước.
Năm 1987 được nhà nước đồng ý cho các ngành hàng khép kín từ khâu
sản xuất nông nghiệp, chế biến xuất khẩu, Liên hiệp các xí nghiệp công
nghiệp nhẹ chè Việt Nam, tiếp nhận Công ty xuất nhập khẩu chè từ
VINALIMEX tổ chức thành Công ty xuất nhập và đầu tư phát triển chè
(VINATEA).
Năm 1989 trung tâm KCS được thành lập nhằm hướng dẫn các đơn vị
sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm và kiểm tra chất lượng chè trước khi
xuất khẩu, tránh tình trạng chè không đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn bị trả lại,
hạn chế sự kêu ca của khách hàng về chất lượng chè Việt Nam. Nhờ đó mà
Liên hiệp đã ký kết được các hợp đồng hợp tác liên doanh với nước ngoài
nhằm thúc đẩy ngành chè phát triển tăng về khối lượng sản phẩm và chất
lượng chè được nâng lên.
Cuối năm 1995 Liên hiệp bàn giao 07 xí nghiệp nông công - nghiệp và
02 bệnh viện cho các địa phương. Còn lại hoàn thiện các xí nghiệp chè Việt
Nam bao gồm: 01 văn phòng liên hiệp, các đơn vị sản xuất, dịch vụ (28 đơn
vị).
Giai đoạn 1996 đến nay.
Qua các thới kỳ trên đồng thời với sự phát triển ngành chè, nhất là Liên
hiệp các xí nghiệp công nghiệp chè Việt Nam, mặc dù có nhiều sự thay đổi
nhưng không còn phù hợp với tình hình thực tế cần có những kế hoạch đổi
mới tổ chức sản xuất đến tiêu dùng sao cho phù hợp với hiện tại, hoạch định