V. MỘT SỐ ĐIỂM CHÚ Ý TRONG CÁCH VIẾT VÀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
5.1. Cách viết
- Nội dung viết không quá vắn tắt nhưng không dài lê thê. Cần tập trung vào mục đích của
công việc nghiên cứu. Hết sức tránh những đoạn vô bổ, những câu sáo rỗng (Ví dụ: luôn viết là
rất đẹp, rất hay, rất tốt, cần phải... mà không có gì cụ thể).
- Muốn vậy, sau khi viết một chương, xem lại để bổ sung hoặc cắt bớt những chỗ không
cần. Sau khi hoàn thành bài viết, xem lại toàn thể vừa sửa lỗi chính tả, điều chỉnh câu viết cho
chính xác và nếu cần, cắt bớt hoặc bổ sung một lần nữa để bài viết được đầy đủ, logic, sáng
sủa....
- Những chỉ dẫn trong bài viết là rất có lợi. Nó làm cho bài viết không lặp đi lặp lại hoặc
làm cho bài viết trở nên thuyết phục hơn.
- Ðể thuyết phục và để chứng tỏ sự trung thực của tác giả, đôi khi cần trích dẫn những kết
luận, những nguyên tắc, những ý tưởng hay của các tác giả khác hoặc những kết quả đã được
công bố phù hợp với nội dung đang viết, làm cho bài viết của mình có trọng lượng lớn. Trong
trường hợp đó, nếu trích nguyên văn thì để trong ngoặc kép .. . Nếu không trích nguyên văn thì
cũng chú thĩch số thứ tự tài liệu tham khảo, để trong ngoặc vuông [..].
- Thiết lập và phân tích bảng biểu số liệu:
Bảng biểu số liệu phải được thiết kế một cách khoa học. Bảng biểu số liệu phải được đánh
số thứ tự, tên gọi chính xác; chú ý đơn vị tính sử dụng trong bảng và nguồn thu thập số liệu.
Với một bảng số liệu, không cần diễn giải hết tất cả các chỉ tiêu. Cần tập trung vào những
chỉ tiêu, số liệu chính liên quan đến vấn đề đang trình bày. Quan tâm giải thích các chỉ tiêu, số
liệu đáng chú ý (cấu trúc, cơ cấu, biến động…bất thường, khác với tình hình, xu hướng chung).
- Chú ý các câu dẫn dắt giữa các đoạn, câu…Cần thay đổi để tránh lặp lại quá nhiều. Ví
dụ: Số liệu ở bảng…thể hiện tình hình, đặc điểm…của…hoặc là: tình hình, đặc điểm của…được
thể hiện qua số liệu ở bảng…
- Phân bố nội dung đề mục phải có dung lượng tương đương hoặc ý nghĩa, tầm quan trọng
tương đương giữa các đề mục có cùng cấp số. Ví dụ: Các đề tài mục mang số 1, 2, 3... là cùng
cấp ; các đề mục mang số 1.2.1 ; 3.3.2.... là cùng cấp. Những nội dung của đề mục cấp lớn phải
bao trùm các nội dung đề mục cấp nhỏ hơn thuộc nó.
- Sử dụng chữ số trong bài viết:
Những số bình thường, số thứ tự, nên viết bằng chữ. Ví dụ: qua ba lần phỏng vấn…thay
cho qua 3 lần phỏng vấn…
Những số ngày tháng năm, những con số lớn thì viết chữ số. Ví dụ: Quyết định số
225/1998/QĐ-NHNN…ngày 8 tháng 7 năm 1998.
5.2. Hình thức trình bày
- Thống nhất định dạng về font chữ, cở chữ, căn lề, cách dòng, cách đoạn…cho toàn bộ
văn bản (không kể đề mục).
- Ðánh số đề mục: Có nhiều cách đánh số đề mục, cốt sao việc làm ấy được nhất quán để
dễ theo dõi. Cách đánh số thông dụng hiện nay là đánh số theo cấp (bạn đọc có thể theo dõi cách
đánh số trong bài viết này). Kiểu này có thể đánh số theo phần hoặc trong chương. Không nên
sử dụng biểu tượng cho đề mục.
- Định dạng (format) đề mục: Các đề mục cùng cấp phải được định dạng (font, cở chữ, in
đậm, in nghiêng…) giống nhau. Không nên sử dụng dấu hai chấm sau đề mục.
- Nên sử dụng tiêu đề đầu, cuối (header, footer) trong văn bản. Không nên đưa quá nhiều
thông tin vào tiêu đề đầu, cuối.
- Không viết tắt tuỳ tiện. Nếu viết tắt thì phải có giải thích (trước hoặc sau).
4