* Qua bảng số liệu về tình hình chung hoạt động tín dụng tại ngân hàng ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay (năm 2005 chiếm 94,6% tổng doanh số cho vay, năm 2006 chiếm 93,5% trên tổng doanh số cho vay, và năm 2007 chiếm 93,3%), bởi vì nguồn vốn để cho vay của ngân hàng chủ yếu từ huy động ngắn hạn, hơn nữa Cần Thơ là thành phố phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của ngân hàng thường tập trung vào cho vay ngắn hạn. Còn doanh số cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng nhưng về số lượng lẫn tỷ trọng thì lại tăng cao nhiều so với cho vay ngắn hạn nên góp phần không nhỏ làm tăng tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể doanh số cho vay của ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ như sau : năm 2005 đạt 14.637 tỷ đồng tăng lên 15.261 tỷ đồng vào năm 2006, tức tăng 624 tỷ đồng về số tuyệt đối tương đương tăng 4,3% về số tương đối so với cùng kỳ năm 2005. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm này tăng mạnh do thu hút được ngày càng đông các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đầu tư vào, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mà nổi bật hơn cả là sự xâm nhập ồ ạt của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thế nhưng, đến năm 2007 doanh số cho vay của ngân hàng giảm xuống. Cụ thể : năm 2007 đạt 10.787 tỷ đồng, tức giảm 4474 tỷ đồng về số tuyệt đối tương đương 29,3% về số tương đối. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn, trung – dài hạn trong năm này đều giảm vì trong năm này tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế và dân cư bị giảm sút, không hiêu quả bằng năm trước đẫn đến tình hình nợ quá hạn đến năm 2007 tăng cao (tăng đến 14 tỷ) vì thế ngân hàng đã quyết định tu hẹp qui mô cho vay để kiểm soát chất lượng tín dụng nên ngân hàng thẩm định kỹ hơn hồ sơ vay vốn làm vốn tín dụng cấp ra trong năm này giảm. Một mặt cũng là do năm 2007 Ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi quá trình chuyển tách dữ liệu khi Chi nhánh Sóc Trăng lên Chi nhánh cấp I theo sự sắp xếp lại các Chi nhánh cấp II của Ngân hàng Trung ương nên một phần số dư vốn huy động của ngân hàng đã được điều chuyển sang Chi nhánh Sóc Trăng nên làm cho nguồn vốn cho vay của ngân hàng cũng giảm xuống.