DANH MỤC TÀI LIỆU
Luận văn tốt nghiệp: Tổng quan về thuế và quản lý thuế, thực trạng quản lý giải pháp hoàn thiện quản lý thuế TNDN đối với DNNN tại Cục thuế Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI về phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa; Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII về công nghiệp hoá, hiện
đại hoá (CNH – HĐH) đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước đã tiến
hành cải cách thuế ớc một (1990 1995), cải cách thuế bước hai (1996
nay). Qua hai cuộc cải cách thuế, chúng ta đã hoàn thành được một hệ thống
chính sách thuế bao quát được phần lớn các nguồn thu của đất nước luôn
được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện kịp thời phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế hội của đất nước, đã trở thành công cụ của Đảng nhà nước điều
tiết nền kinh tế theo hướng khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất
khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống quản thuế đã xây dựng
không ngừng được kiện toàn, đảm bảo thực thi tốt thống nhất các luật thuế
trong cả nước. Hiệu lực của bộ máy quản lý thuế ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên trước những yêu cầu mới của CNH HĐH đất ớc hội
nhập quốc tế, công tác thuế, phí của nước ta phải được huy động đầy đủ các
nguồn thu vào ngân sách nhà nước, chẳng những đảm bảo nhu cầu chi tiêu
thường xuyên của nhà nước còn giành được một phần lớn nguồn lực tài
chính cho tích luỹ phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Do chính sách khuyến khích phát triển các thành phần phát triển kinh tế
của Đảng nhà nước, hàng năm thêm hàng chục vạn doanh nghiệp hộ
kinh doanh ra đời; đồng thời, quy của doanh nghiệp ngày một lớn, không
còn hẹp trong một địa phươn ngày càng quốc gia hoá, toàn cầu hoá;
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng phong
phú. Việc quản trị kinh doanh các hoạt động thương mại của doanh nghiệp
ngày càng tiên tiến, điện tử hoá tin học hóa. vậy, nếu không hiện đại
hoá công tác quản thuế thì không theo kịp đáp ứng được sự phát triển
nhanh chóng và hiện đại hoá của doanh nghiệp.
Thẳng thắn nhìn nhận, trình độ quản thuế ớc ta hiện nay còn
thấp, có khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực và càng xa hơn so
với các nước tiên tiến trên thế giới cả về cơ chế quản lý, công nghệ quản lý, tổ
chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý.
Nhận thức được ý nghĩa của công tác quản lý thuế cả về mặt lý luận lẫn
thực tiễn, em chọn đề tài: “Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với doanh nghiệp nhà nước tại Cục thuế Nội làm chuyên đề tốt
nghiệp.
Chuyên đề gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về thuế và quản lý thuế
Chương II: Thực trạng quản thuế TNDN đối với DNNN tại Cục thuế
Hà Nội
Chương III: Giải pháp hoàn thiện quản thuế TNDN đối với DNNN
tại Cục thuế Hà Nội
Chương I
TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ
1.1. Lý luận chung về thuế
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế
1.1.1.1. Khái niệm về thuế
Sự ra đời của thuế luôn gắn liền với sự ra đời của nhà nước.Trong tiến
trình phát triển của lịch sử đã có nhiều quan niệm về thuế khác nhau.
Ban đầu, với hình nhà nước giản đơn thì thuế chỉ được hiểu đơn
thuần sự cung cấp dịch vụ trực tiếp của người bị trị cho người thống trị
(theo Joseph E.stiglitz). Cùng với sự lớn mạnh của nhà nước thì quan niệm về
thuế cũng thay đổi: “Thuế được cấu thành từ phần của chính phủ lấy trong
sản phẩm đất đai lao động trong nước xét cho cùng thì thuế từ bản
hay thu nhập từ người chịu thuế” (David Ricardo).
Nhà nước ra đời, muốn tồn tại phát triển thì cần nguồn thu quan
trọng thuế. Như vậy “thuế sở kinh tế của bộ máy nhà nước, thủ
đoạn giản tiện để nhà nước thu tiền” (C.Mac). Với quyền lực tối cao của nhà
nước, “thuế là cái mà nhà nước thu của dân mà không bù lại” (V.I.Lênin).
Vậy khái niệm về thuế thể hiểu khoản đóng góp mang tính
chất bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành ngân sách
nhà nước. Thuế thể thu bằng tiền, hiện vật, hoặc ngày công lao động,
hay thể nói: “Thuế khoản hình thành trong quá trình phân phối
phân phối lại sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân”.
1.1.1.2.Đặc điểm của thuế
Theo từ điển tiếng việt: “thuế là một khoản tiền hay hiện vật người
dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp,
buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật. Với quan niệm
đó, thuế có ba đặc trưng cơ bản:
* Thuế một khoản đóng góp mangnh chất bắt buộc. được thể
hiện nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế do luật pháp nhà nước quy
định. Do vậy, thuế khác với các khoản đóng góp tự nguyện, các khoản hỗ trợ,
viện trợ, hay các khoản vay.
* Thuế một khoản thu của nhà nước, không được hoàn trả trực
tiếp cho người nộp. Đặc điểm này thể hiện số tiền nộp thuế từ nhân, tổ
chức kinh tế. Đó chính sự chuyển giao quyền sở hữu của nhân, tổ chức
kinh tế sang nhà nước. Thứ nữa, mức thuế nộp không dựa trên phúc lợi xã hội
mà từng cá nhân, tổ chức được hưởng. Nó căn cứ vào thu nhập của cá nhân và
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với đặc điểm này, thuế
khác với phí và lệ phí.
* Thuế tính ổn định, tức số thuế phải nộp được giữ ổn định trong
một thời gian.
Từ ba đặc trưng trên, thuế trở thành một “chính sách”. Chính sách thuế
được sử dụng để khuyến khích hay hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu, tiêu
dùng một loại hàng hoá nào đó. Thuế trở thành một công cụ điều tiết cùng
nhanh, nhạy.
1.1.1.3.Vai trò của thuế
Có câu nói rằng: “Trong đời có hai thứ mà bạn không thể tránhchết
thuế. người còn cho rằng thuế còn tệ hơn chết”. Tại sao chúng ta
phải đóng thuế? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần xem xét vai trò của
thuế.
* Thứ nhất, thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách nhà
nước. Sự ra đời của khái niệm thuế gắn liền với sự ra đời của ngân sách nhà
nước. Không nguồn thu nào của ngân sách nhà ớc thể đa dạng phong
phú như thuế. Với hàng loạt các sắc thuế khác nhau đánh trên thu nhập của cá
nhân, tổ chức kinh tế, hay kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, hay khối tài sản, sẽ nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước. Bên
cạnh nguồn thu từ thuế thì ngân sách nhà nước thể huy động nguồn thu
bằng nhiều cách khác nhau như: đi vay, bán tài nguyên hay tài sản quốc
doanh, nhận viện trợ, in tiền,…Nhưng không nguồn thu nào mang tính
chất bền vững bản như thuế. khi nhà nước đi vay rồi cũng phải tính
phương án trả nợ; khi bán tài nguyên hay tài sản thì cũng đến ngày tài nguyên
cạn kiệt; ngân sách nhà nước không thể chỉ trông chờ vào các khoản viện trợ;
giải pháp in tiền để đắp thâm hụt ngân sách trong thời gian dài thì sẽ gây
nguy lạm phát cao không khuyến khích tăng trưởng. Như vậy, thuế
nguồn thu cùng quan trọng của ngân sách nhà nước, sở tồn tại của
nhà nước và ngân sách nhà nước.
* Thứ hai, thuế công cụ điều tiết nền kinh tế. Thuế nguồn
thu chủ yếu của ngân sách nhà nước ngân sách lại nội dung chính của
chính sách tài khóa, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Xét về mặt tiêu dùng, thuế làm giảm thu nhập nhân thể sử
dụng mua sắm hàng hoá, dịch vụ. Song doanh thu từ thuế của chính phủ lại
được dùng để cung cấp các loại hàng hoá, dịch vụ công thông thường thị
trường không cung cấp được một cách hiệu quả. Như vậy, thuế đã phân bổ lại
nguồn lực từ cách sử dụng tư nhân sang cách sư dụng công cộng.
Xét về mặt sản xuất, thuế thể làm thay đổi quyết định đầu vào
sản xuất của các hãng.Thông qua các loại thuế khác nhau, nhà nước thể
khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của các ngành các lĩnh vực. Với mỗi
một loại thuế khác nhau thì có mức điều tiết khác nhau. Ví dụ, thuế nhập khẩu
đánh trên hàng hoá nhập khẩu nhằm hạn chế nhập khẩu để bảo vệ hàng hóa
trong nước. Bằng công cụ đánh thuế, chính phủ có thể thay đổi cơ chế khuyến
khích đối với các hãng, nhờ đó điều chỉnh được cấu kinh tế theo định
hướng của mình.
* Thứ ba, thuế tham gia thiết lập sự công bằng hội. Tính công
bằng trong thuế bao gồm:
- Công bằng theo chiều dọc: sự đối xử phân biệt giữa các tổ chức,
nhân nhằm giảm bớt sự khác biệt sẵn có, tức người thu nhập cao sẽ
nộp thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp.
- Công bằng theo chiều ngang: sự đối xử không phân biệt giữa các tổ
chức, cá nhân, tức là ai cũng phải nộp thuế giống nhau.
Theo khái niệm trên, thuế tạo ra công bằng dọc thì hiển nhiên sẽ
công bằng ngang.Bất cứ một loại thuế nào cũng tạo ra sự công bằng nhưng
tạo ra công bằng dọc thì tốt hơn.
Tính công bằng trong thuế được phản ánh thông qua hệ số Gini. Hệ số
Gini trước khi thuế lớn hơn hệ số Gini sau khi thuế. Vậy thuế đã làm
cho xã hội công bằng hơn.
* Thứ tư, thuế chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Trong quá trình thu thuế, quan thuế quản doanh
nghiệp Nhà nước muốn thu thuế thì nhà nước phải quản được đối tượng
nộp thuế. Nội dung quan đối tượng nộp thuế bao gồm tên, địa chỉ, vốn,
phản ứng của doanh nghiệp… Các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành, lĩnh vực
khác nhau nên nhà nước quản doanh nghiệp cần kết hợp với việc phân
nhóm quản lý đối tượng nộp thuế.
Bốn vai trò của thuế tồn tại khách quan, chúng ra đời cùng với hệ thống
thuế. Hiệu quả của bốn vai trò này đạt được đến đâu do hiệu quả của hệ
thống thuế quyết định.
thông tin tài liệu
1.1.1.1. Khái niệm về thuế Sự ra đời của thuế luôn gắn liền với sự ra đời của nhà nước.Trong tiến trình phát triển của lịch sử đã có nhiều quan niệm về thuế khác nhau. Ban đầu, với mô hình nhà nước giản đơn thì thuế chỉ được hiểu đơn thuần là sự cung cấp dịch vụ trực tiếp của người bị trị cho người thống trị (theo Joseph E.stiglitz). Cùng với sự lớn mạnh của nhà nước thì quan niệm về thuế cũng thay đổi: “Thuế được cấu thành từ phần của chính phủ lấy trong sản phẩm đất đai và lao động trong nước và xét cho cùng thì thuế từ tư bản hay thu nhập từ người chịu thuế” (David Ricardo). Nhà nước ra đời, muốn tồn tại và phát triển thì cần nguồn thu quan trọng là thuế. Như vậy “thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn giản tiện để nhà nước thu tiền” (C.Mac). Với quyền lực tối cao của nhà nước, “thuế là cái mà nhà nước thu của dân mà không bù lại” (V.I.Lênin). Vậy khái niệm về thuế có thể hiểu là khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành ngân sách nhà nước. Thuế có thể thu bằng tiền, hiện vật, hoặc ngày công lao động, hay có thể nói: “Thuế là khoản hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân”.
Mở rộng để xem thêm
tài liệu giúp tôi
Nếu bạn không tìm thấy tài liệu mình cần có thể gửi yêu cầu ở đây để chúng tôi tìm giúp bạn!
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×