Luận văn tốt nghiệp đại học
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất quyết định sự tồn tại, phát
triển cũng như vị thế của quốc gia đó trên thế giới. Trước đây, trong phát triển kinh
tế, con người không được các coi trọng bằng máy móc thiết bị, công nghệ, không
được coi là trung tâm của sự phát triển, nên công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực không được chú trọng, dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực không tương
xứng với sự phát triển. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ
và sự ra đời của nền kinh tế tri thức đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với
nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động nói riêng. Khả năng phát triển của
mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn lực con người, tri thức khoa
học công nghệ.
Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là lợi thế, là vũ khí hiệu quả nhất để mỗi
quốc gia đạt được thành công một cách bền vững. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh
tế sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế
ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn thì lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia
nào có nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực nói chung, lao động kỹ
thuật có chất lượng cao nói riêng đang thực sự trở thành yếu tố cơ bản trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đối với một tổ chức, doanh
nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực cũng quyết định đến sự thành bại cũng như lợi
thế canh tranh của tổ chức, doanh nghiệp đó trên thị trường.
Việt Nam đang bước trên con đường phát triển Công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước, cùng với xu hướng hội nhập quốc tế khi gia nhập WTO, đòi hỏi chất
lượng nguồn nhân lực ngày càng cao, nhu cầu về lao động trình độ cao là rất lớn.
Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực Việt Nam tuy dồi dào về số lượng nhưng lại
yếu và thiếu về chất lượng, mà đây mới là điều có ý nghĩa quan trọng. Nguồn nhân
lực Việt Nam hiện nay chưa có trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn
cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và quá trình hội nhập. Vì vậy, vấn
SVTH: Nguyễn Hữu Nam – Lớp: Kinh tế lao động 47