DANH MỤC TÀI LIỆU
Luận văn: Văn hóa học và cơ sở văn hóa học Việt Nam
Phần 1: Văn hóa học đại cương
Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta
đã học tất cả .
Edouard Herriot
Chương 1: Văn hóa và văn hóa học
Văn hóa là gì?
Theo cách hiểu thông thường, văn hóa là học thức, trình độ học vấn và lối sống
lành mạnh. Theo nghĩa rộng,VH bao gồm toàn bộ đời sống con người Trên thế
giới có nhiều định nghĩa về VH. Chúng ta chọn định nghĩa đã được UNESCO
công nhận:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác
giữa con người vớiø môi trường tự nhiên và xã hội “
Khoa Sư Phạm
Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Tác giả: Phùng Hoài Ngọc
Tính chất và chức năng của văn hóa
2.1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội:
VH gồm nhiều bộ phận có liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
Những con người có chung một nền VH sẽ sống chung thành một cộng đồng
ổn định
2.2. Tính giá trị và chức năng thúc đẩy xã hội vận động đi lên
nhiều cách phân loại giá trị văn hóa:
Giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị hỗn hợp vật chất – tinh thần
Giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ
Giá trị vĩnh cửu, giá trị nhất thời , giá trị lịch sử và giá trị đang hình thành
Tính giá trị còn có vai trò điều chỉnh xã hội , bằng cách tạo ra nhũng mẫu mực
để mọi người noi theo.
2.3. Tính lịch sử và truyền thống có chức năng giáo dục, duy trì cộng
đồng.
2.4. Tính dân tộc tạo nên cá tính, bản sắc riêng, phân biệt với dân tộc
khác.
Phân biệt văn hóa, văn hiến, văn vật và văn minh.
Văn hoá Văn hiến Văn vật Văn minh
Hài hoà giữa
vật chất và tinh
Thiên về giá trị
tinh thần
Thiên về giá trị
vật chất
Thiên về giá trị
vật chất, kỹ
thần thuật
Có bề dài lịch
sử
Có bề dài lịch
sử
Có bề dài lịch
sử
Có trình độ
phát triển
Có tính dân tộc Có tính dân tộc Có tính dân tộc Có tính quốc tế
Thiên về nông
thôn, nông
nghiệp,
phương Đông
Thiên về nông
thôn, nông
nghiệp,
phương Đông
Thiên về nông
thôn, nông
nghiệp,
phương Đông
Thiên về thành
thị, thương mại,
và công
nghiệp,
phương Tây
Cấu trúc của một nền văn hóa
Có thể chia ra 4 thành tố, gồm :
Bộ phận văn hóa nhận thức
Bộ phận văn hóa tổ chức cộng đồng xã hội và đời sống cá nhân.
Bộ phận văn hóa ứng xử trong môi trường tự nhiên.
Bộ phận văn hóa ứng xử trong môi trường quốc tế.
Các bộ môn nghiên cứu văn hóa
Gồm những chuyên ngành:
Văn hóa học đại cương, còn gọi là Lí thuyết văn hóa, nghiên cứu các khái
niệm, quy luật hình thành và phát triển văn hóa...
Địa lí văn hóa: tìm hiểu vh. của các vùng (theo chiều ngang).
Lịch sử văn hóa: khảo sát quá trình diễn biến của một nền văn hóa dân
tộc.(theo chiều dọc)
Cơ sở văn hóa nhằm nghiên cứu một nền văn hóa dân tộc, bao hàm cả
địavăn hóa và sử -văn hóa, nhằm hướng vào thời hiện đại, với mục đích bảo
tồn và phát triển nền văn hóa ấy.
Hai loại hình văn hoá cơ bản trên thế giới
Người ta thường phân chia thế giới ra hai khu vực văn hóa: phương Đông và
phương Tây.
Cách chia như thế chỉ là tạm thời, vì nó thiếu cơ sở khoa học và không chính
xác.Tiêu chí phân loại phải căn cứ vào lối sống chủ yếu (cách sản xuất), mà sản
xuất phụ thuộc vào địa hình, khí hậu.
Thuở xưa, con người trên trái đất có hai nghề sản xuất chủ yếu: trồng lúa nước
và chăn nuôi du mục.
Bảng đối chiếu hai loại hình văn hoá.
Tiêu chí
Văn hoá nông nghiệp
(Chủ yếu ở phương
Đông
Văn hoá du mục (Chủ
yếu ở phương Tây)
Địa hình, khí hậu đồng bằng, nóng, ẩm,
thấp
thảo nguyên, lạnh, khô,
cao
Nghề nghiệp chính trồng lúa nước chăn nuôi du mục
Cách sống (nơi ở) định cư, nhà ở ổn định du cư, cắm trại, lều tạm
bợ
Quan hệ với tự nhiên gắn bó, hoà hợp chiếm đoạt, khai thác
Ăn uống đồ ăn thực vật đồ ăn động vật
Quan hệ xã hội
trọng tình, trọng đức,
trọng văn, trọng nữ,
dân chủ, trọng tập thể
trọng lý (nguyên tắc),
trọng tài, trọng võ, trọng
nam giới, trọng cá nhân
(thủ lĩnh)
Giao lưu đối ngoại hiếu hoà, dung hợp,
mềm dẻo khi đối phó
hiếu chiến, độc tôn,
cứng rắn bằng bạo lực
Đặc điểm tư duy
chủ quan, cảm tính,
kinh nghiệm, tổng hợp
và biện chứng
khách quan, lý tính,
thực nghiệm, phân tích
và siêu hình
Văn học nghệ thuật thiên về thơ, nhạc trữ
tình
thiên về truyện, kịch,
múa sôi động
Xu hướng khoa học thiên văn, triết học tâm
linh, tôn giáo
khoa học tự nhiên, kỹ
thuật
Khuynh hướng chung thiên về văn hoá nông
thôn
thiên về văn minh thành
thị
Trên đây trình bày những nét khác biệt cơ bản nhất giữa hai loại hình văn hóa
chủ yếu của loài người. Trên cơ sở đó, sinh viên tiếp tục tìm hiểu những nét
khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác.
Phần 2: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Chương 2: Xác định tọa độ nền văn hóa Việt Nam (20 tiết)
Ba yếu tố cơ bản tạo nên một nền văn hóa :
Chủ thể văn hóa
Không gian văn hóa
Thời gian văn hóa
Chủ thể văn hóa là các dân tộc Việt nam (4 tiêt)
Cách đây trên 30 vạn năm, loài người sống ở hai khu vực chính: phía Tây và
phía Đông. Khu vực phía Tây gồm 2 đại chủng là chủng Âu (Europeoid), và
chủng Phi (Negroid) Còn ở phía Đông, có đại chủng Á (Mongoloid) sống ở phía
Bắc, đại chủng Úc (Australoid) sống ở phía Nam gồm khu vực Đông Nam Á và
nam đảo Thái bình dương.
Cách đây khoảng 10 ngàn năm (thời đồ đá giữa), chủng tộc Melanesien (thuộc
đại chủng Australoid) đang sinh sống trên khu vực Đông nam Aù, tính từ phía
nam sông Dương Tử trở xuống. Một dòng người du mục thuộc đại chủng Á từ
phương Bắc thiên di xuống, vượt qua sông Dương Tử (còn gọi Trường giang),
dừng lại và hợp chủng với dân Melanesien nông nghiệp bản địa, tạo ra một
chủng mới gọi là Indonesien (Mã lai cổ), nước da ngăm đen, tóc hơi quăn, tầm
vóc thấp.
Cách đây khoảng 5000 năm (thời đồ đá mới, đầu thời đại đồ đồng), tiếp tục diễn
ra sự tiếp nhận và hợp chủng dòng người Mongoloid phía Bắc đi xuống với dân
cư Indonesien bản địa, tạo ra chủng mới, Austroasiatic -gọi là chủng Nam Á.
Dần dần, chủng Nam Á chia tách ra nhiều dân tộc gọi chung là nhóm Bách Việt,
như Dương Việt,Đông Việt, Điền Việt, Lạc việt, Mân việt, Nam việt,...sinh sống
từ phía nam sông Dương Tử cho tới bắc Trung bộ. Nhóm này hình thành theo 4
nhóm ngôn ngữ là Việt -Mường, Môn -Khmer, Tày- Thái, Mèo -Dao.Trong đó,
dân tộc Việt (kinh) chiếm đa số, tới 90 %.
Trong khi đó, một bộ phận dân Indonesien không muốn ở lại hợp chủng với các
dòng du mục phươ ng Bắc nên đã di chuyển dọc theo dãy Trường Sơn vào
phía Nam, định cư lại ở vùng Tây nguyên và Trung bộ, đó là các dân tộc Bana,
Eđê, Gia rai, Churu, Vân kiều... và dân tộc Chăm ngày nay.
Như vậy, người Việt ngày nay đều có chung một nguồn gốc là chủng
Indonesien nhưng lại đa dạng và sống rải rác khắp từ Bắc đến Nam.
Không gian văn hóa- còn gọi là lãnh thổ văn hóa (8 tiêt)
Hai tam giác không gian văn hóa Việt Nam
Hãy xác định vị trí sông Dương Tử trên bản đồ và đường biên giới Việt - Trung
ngày nay.
Tam giác thứ nhất: cạnh đáy là bờ nam sông Dương Tử, còn đỉnh là bắc Trung
bộ (khoảng Đèo Ngang). Đây là giai đoạn các dân tộc phương Nam còn sống
chung với các dân phương Bắc xuống.
Cách đây khoảng 4000 năm, các dân tộc Việt lùi xuống, hình thành quốc gia
đầu tiên gọi là Văn Lang, đồng thời mở mang bờ cõi về phương Nam.
Tam giác thứ hai hình thành, cạnh đáy là đường biên giới Việt - Trung ngày nay
còn đỉnh là chót Mũi Cà mau (chính xác hơn, đó là các đảo cực Nam của Tổ
quốc)
Sáu vùng văn hóa Việt Nam
Đất nước Việt Nam có địa hình, khí hậu đa dạng nên đã hình thành nhiều vùng
văn hóa khác nhau.
2.2.1. Vùng văn hóa Tây Bắc:
Hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng,thuộc lưu vực sông Đà.,
kéo dài tới phía bắc tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.Có trên 20 dân tộc sinh sống,
tiêu biểu là hai dân tộc Thái và Mường.
Thành tựu văn hóa nổi bật:
Hệ thống mương phai dẫn nước từ suối vào ruộng trồng lúa.
Trang phục hoa văn sặc sỡ: khăn váy áo.
Ca múa xòe, khèn, sáo...
Gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và một số vùng của tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An giáp giới nước Lào.
2.2.2. Vùng văn hóa Việt Bắc: (còn gọi: vùng Đông bắc)
Núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng. Cư dân chủ yếu người Tày và Nùng.
Gồm sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà
Giang.
Trang phục giản dị, quần áo chàm
Có hệ thống văn tự sớm, văn học phát triển.
2.2.3. Vùng văn hóa Bắc Bộ:(vùng Thăng long, vùng sông Hồng)
Gồm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Thái
Bình,Thanh Hóa, Nghệ An.
Cư dân chủ yếu là người Việt Kinh, sống thành làng xã.Vùng này đất đai trù
phú, phát triển toàn diện, sẽ là nguồn cội của văn hóa Trung bộ và Nam bộ sau
này và trở thành trung tâm văn hóa cả nước.
2.2.4. Vùng văn hóa Trung Bộ
Dải đất hẹp và dài dọc theo biển Đông, từ tỉnh Quảng bình tới tỉnh Phan Thiết.
Khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn. Dân Việt từ ngoài vào, sinh sống chủ yếu
bằng nghề biển. Con người chịu đựng gian khổ, cần cù, hiếu học.
Chủ nhân đầu tiên là người Chăm (gốc Indonesien), trước đây dựng nên vương
quốc Cham Pa, sau sáp nhập vào nước Đại Việt (thời Lê). Bộ phận văn hóa
Chăm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ với nhiều thành tựu đặc sắc về kiến trúc
và điêu khắc...tiêu biểu là những Tháp Chàm.
Trung tâm của vùng văn hóa Trung bộ là tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2.2.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên:
Phía đông dãy Trường Sơn, bốn tỉnh Gia Lai, Kontum, Đak Lak, Lâm Đồng.
Trên 20 dân tộc, đây là vùng có nhiều thành tựu văn hóa cổ đặc sắc, như các lễ
hội, nhạc cụ cồng chiêng, dân ca, lễ hội, trường ca cổ (Đam San, Xing Nhã...).
thông tin tài liệu
Theo cách hiểu thông thường, văn hóa là học thức, trình độ học vấn và lối sống lành mạnh. Theo nghĩa rộng,VH bao gồm toàn bộ đời sống con người Trên thế giới có nhiều định nghĩa về VH. Chúng ta chọn định nghĩa đã được UNESCO công nhận: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội “
Mở rộng để xem thêm
tài liệu giúp tôi
Nếu bạn không tìm thấy tài liệu mình cần có thể gửi yêu cầu ở đây để chúng tôi tìm giúp bạn!
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×