quốc tế của họ chỉ đơn giản là xuất khẩu những sản phẩm có thể được từ một nước này sang một nước
khác.
Cụm từ “đa quốc gia” khi được thêm vào định nghĩa cũng không loại bớt đi được các hạn chế của
định nghĩa này. Hơn nữa, cụm từ này cường điệu hoá những nét giống nhau giữa các quốc gia, bên cạnh
đó còn quan niệm bản chất của marketing quốc tế một cách quá đơn giản khi nhìn nhận quá trình xử lý
marketing như một bản sao chép các quyết sách và sử dụng chúng giống nhau tại mọi địa điểm kinh doanh
khác nhau.
Vào năm 1985, một định nghĩa mới đã khắc phục được hầu hết những hạn chế này được Hiệp Hội
Marketing Mỹ thông qua. Theo đó, nó được sử dụng như một định nghĩa cơ bản của marketing quốc tế và
được phát biểu như sau: marketing quốc tế là quá trình xử lý mang tính chất đa quốc gia trong việc lập kế
hoạch và thực thi các công đoạn hình thành, định giá, quảng bá, phân bố những ý tưởng, hàng hoá và dịch
vụ nhằm mục đích tạo ra các trao đổi để có thể thoả mãn những yêu cầu của cá nhân hay tổ chức. Trong
định nghĩa mới được thông qua bởi Hiệp Hội Marketing Mỹ này chỉ có một từ “đa quốc gia” được thêm vào.
Với ngụ ý rằng những hoạt động marketing phải được một vài quốc gia cùng tham gia, và những hoạt động
này bằng mọi cách nên được liên kết xuyên suốt giữa các quốc gia.
Nhưng dịnh nghĩa mới này vẫn không hoàn toàn thoát khỏi những mặt hạn chế. Với việc tách riêng
những yêu cầu của cá nhân thành một phần và những yêu cầu của tổ chức thành một phần khác, định
nghĩa đã quá tách biệt mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức. Kết quả là, nó đã loại trừ marketing mang tính
chất công nghiệp, loại marketing này đòi hỏi những giao dịch diễn ra giữa hai tổ chức với nhau. Trong thế
giới marketing quốc tế,…..
Tuy nhiên, định nghĩa này đã thực sự có được một số ưu điểm. Nó gần giống như định nghĩa dễ
hiểu, được thừa nhận rộng rãi đã được Hiệp Hội Marketing Mỹ đưa ra trước đây. Trong nhiều phương diện,
định nghĩa này đã đưa ra một cách chi tiết những tính chất cơ bản của marketing quốc tế. Đầu tiên, định
nghĩa làm sáng tỏ những gì được trao đổi không chỉ hạn chế là những sản phẩm hữu hình (hàng hoá) mà
nó còn bao gồm cả những ý tưởng được hình thành, những dịch vụ được cung cấp. Khi Mỹ muốn quảng bá
ý tưởng hạn chế việc sinh đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ, công việc này phải nên được coi là một quá trình
marketing quốc tế. Minh hoạ kèm theo 1-1 và 1-2 chỉ ra hai tổ chức này đã làm thế nào để thực hiện ý định
quảng bá cho việc bảo vệ rừng nhiệt đới. Cũng như vậy, những dịch vụ được cung cấp hay những sản phẩm
hữu hình đều thích hợp đối với định nghĩa này, bởi vì những chuyến bay, dịch vụ tài chính, dịch vụ quảng
cáo, tư vấn quản lý, nghiên cứu marketing, và nhiều thứ khác đều đóng một vai trò rất quan trọng trong
cán cân thương mại của Mỹ.
Thứ hai, định nghĩa này đã loại bỏ ngụ ý rằng marketing quốc tế chỉ thích ứng với những giao dịch
mua bán hay thương mại. Chỉ có một vài điểm bất lợi nhỏ không đáng chú ý khi thực hiện marketing quốc
tế. Công việc marketing của các tổ chức chính phủ và tổ chức tôn giáo là những điểm cần gạch chân. Những
tổ chức chính phủ thường rất năng động trong việc marketing để có thể thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Chính quyền của bang Pennsalvania là một ví dụ, họ đã có những nhượng bộ trị giá 75 triệu USD để khuyến
khích Volkswagen chọn Mỹ làm nơi tập trung thiết bị xây dựng nhà máy sản xuất. Con số này sẽ là không
đáng kể gì khi so sánh với khoản miễn thuế và viện trợ trực tiếp của bang Illinois trị giá 276 triệu USD cho
Chrysler Mitsubishi để họ đầu tư máy móc thiết bị. Cũng tương tự, Nissan, Honda, và Mazda cũng nhận
được những khoản viện trợ hào phóng của các chính quyền Tennessee, Ohio, và Michigan cho từng công ty.