suy nghĩ điều gì trong đầu. Ngược lại, ta cũng có thể đang chìm ngập trong một mớ ý nghĩ mà
không hề để tâm đến một ý nghĩ cụ thể nào. Thử nghiệm tư duy dưới đây sẽ cho ta thấy tầm
quan trọng của vấn đề này.
Khi tâm trí ta không bị xâm chiếm bởi một mối bận tâm hay niềm vui thú cụ thể nào, ý nghĩ sẽ
lang lang một cách hời hợt từ chủ đề này sang chủ đề khác. Ta chỉ có thể kiểm soát cuộc thử
nghiệm này khi đặt mình vào giữa trạng thái thơ thẩn đó. Đối với những người bị khó ngủ, thời
gian họ nằm thao thức trên giường sẽ rất lâu. Càng sớm nắm bắt trạng thái thơ thẩn của mình,
ta càng có thể bắt đầu tái cấu trúc chuỗi ý niệm cũ đã dẫn dắt chúng ta. Nếu đang nghĩ về vẻ
đẹp của Paris, có thể ta sẽ hồi tưởng lại ý nghĩ đã có trước đó về một người bạn mới từ thành
phố này trở về. Ý nghĩ về sự trở về của người bạn đó có thể bắt nguồn từ ký ức rằng anh này
đang nợ tiền ta, mà ký ức này lại có nguồn gốc từ những khó khăn tài chính của ta – những khó
khăn phát sinh khi ta muốn mua một chiếc xe mới.
Trong thử nghiệm này, không cần thiết phải quyết định trước thời gian tái dựng ý nghĩ trong
vài phút tiếp theo. Chúng ta phải đợi đến khi nắm bắt được cái khoảnh khắc mà bản thân đang
lang thang với những ý nghĩ. Khi đó, ta luôn bất ngờ về những ngóc ngách của luồng suy nghĩ.
Nếu không có một sự tái dựng chủ động, ta sẽ chẳng bao giờ ngờ được rằng ý nghĩ về Paris lại
có nguồn gốc từ ước muốn có một chiếc xe mới! Sự bất ngờ này đã chứng minh cho một quan
điểm. Chúng ta sẽ không bất ngờ trừ khi không biết mình đã nghĩ gì. Suy nghĩ của chúng ta là
vô thức. Rõ ràng, quá trình suy nghĩ không phụ thuộc nhiều vào sự tập trung liên tục của ta đối
với nó mà phụ thuộc nhiều hơn vào sự theo dõi về vị trí của tay và chân chúng ta.
Bẫy tư duy thường duy trì trạng thái không ý thức theo cách này. Chúng ta tự rơi vào những cái
bẫy đó mà không hề quyết định một cách có ý thức. Yêu cầu trước hết để thoát khỏi chúng là
học tập nghệ thuật nhận biết. Cuốn sách này cung cấp những điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu
cầu đó. Nó là công cụ dẫn đường của một nhà tự nhiên học dẫn ta đến một trật tự xác định của
quần thể tư duy, phác họa những đặc trưng nổi bậc của nhiều bộ phận khác nhau, đưa ra những
ví dụ minh họa phong phú. Nó là cuốn cẩm nang để nhận dạng những chiếc bẫy tư duy.
Bước đầu tiên là khám phá cách nhận biết và xác định những chiếc bẫy. Thế nhưng, hai việc
này vẫn chưa thể loại bỏ chúng. Ta còn cần phải nhận thấy tính vô ích và có hại của chúng.
Thực tế, bẫy tư duy thường bị nhầm lẫn với những hoạt động hoàn toàn cần thiết mà nếu không
có chúng, cuộc sống sẽ trở nên thật hỗn độn và nguy hiểm. Một số bẫy thậm chí còn được tôn
vinh bằng những mỹ từ rất hay ho. Ta sẽ không loại bỏ chúng cho đến khi hoàn toàn tin chắc là
chúng không mang lại giá trị gì.
4