6
4- Có chế độ thưởng, phạt hợp lý, có cơ chế quản lý dân chủ khiến cho
những người có cống hiến cho sự phát triển của Doanh nghiệp đều được tôn trọng
và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra
Bước 2: Chuẩn đạo đức cho nhân viên – Chuẩn đạo đức cho quản lý
Xây dựng quan niệm hướng tới thị trường. Việc các Doanh nghiệp phải trở
thành Doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị trường đòi hỏi Doanh nghiệp
phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trường linh động, sát với thực tiễn.
Quan niệm thị trường bao gồm nhiều mặt như giá thành, khả năng tiêu thụ, chất
lượng đóng gói và chất lượng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng, các kỳ khuyến
mãi nhằm thu hút khách hàng… Tất cả phải hướng tới việc tăng cường sức cạnh
tranh, giành thị phần cho Doanh nghiệp của mình. Cần phải coi nhu cầu thị trường
là điểm sản sinh và điểm xuất phát của Văn hóa Doanh nghiệp.
Bước 3: Xây dựng lời khuyên
Xí nghiệp trong quá trình phát triển phải tăng cường ý thức đạo đức chung,
quan tâm đến an sinh xã hội. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX vấn đề bảo vệ môi
trường, vấn đề sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng không độc hại đã thành định
hướng giá trị mới của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó là một thách thức lớn đối
với tất cả các Doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay, các Doanh nghiệp phát triển
nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề mà biểu hiện
rõ nhất là ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Để khắc phục tình trạng đó,
cần thông qua Văn hóa Doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền
vững tránh được tình trạng. Phát triển vì lợi ích trước mắt mà bỏ quên lợi ích con
người. Định hướng của phát triển là phải kết hợp một cách hữu cơ sự phát triển của
Doanh nghiệp với tiến bộ của loài người nhằm bảo đảm sự phát triển Doanh nghiệp
một cách liên tục, ổn định, hài hòa.