Đồ án tốt nghiệp
Nguyễn Thùy Linh_Lớp CT901 Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng
CHƢƠNG I. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
1.1. Tổng quan về hoạt động giao thông vận tải
Việt Nam có một hệ thống giao thông với đầy đủ các phƣơng thức vận tải:
219.192 km đƣờng bộ, 3.143 km đƣờng sắt, 17.139 km đƣờng sông đang khai thác,
hơn 90 cảng biển lớn nhỏ và 52 sân bay. Sau hơn 20 năm đổi mới, đƣợc sự quan tâm
của Đảng và Nhà nƣớc, GTVT đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Trong giai đoạn
1997-2002, khối lƣợng hàng hóa vận chuyển đƣợc là 851 triệu tấn và 273 tỷ TKm;
Khối lƣợng vận tải hành khách là 4,3 tỷ HK và 151 tỷ HK.Km. Khối lƣợng hàng hóa
thông qua các cảng biển đạt 447 triệu tấn, tăng bình quân 15%/năm. Chất lƣợng vận
tải và dịch vụ vận tải đƣợc nâng lên, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội,
chấm dứt tình trạng ách tắc vận tải, cung cấp hàng hóa chậm trễ thƣờng diễn ra trong
thời kỳ bao cấp.
Trong những năm qua quá trình đô thị hoá ở các đô thị Việt Nam đang diễn ra
với nhịp độ rất lớn. Điều đó đang tạo ra một áp lực lớn đối với cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải đô thị. Tình trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trƣờng đô thị đang
làm giảm chất lƣợng sống của ngƣời dân tại các khu vực có mật độ giao thông cao.
Trong 5 năm gần đây vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các thành phố lớn
đã phát triển, tuy nhiên mới cho đáp ứng đƣợc khoảng 3% đến 6% nhu cầu đi lại. Hiện
tại tốc độ lƣu thông trung bình của xe ôtô khoảng 23km/h, dự báo sẽ giảm xuống còn
khoảng 13km/h năm 2020. Một trong những trở ngại cho việc phát triển bền vững là
sự gia tăng nhanh các phƣơng tiện xe cơ giới, đặc biệt là xe hai bánh, chiếm tỷ lệ 94%
tổng số lƣợng phƣơng tiện lƣu thông trong thành phố. Việc mở rộng xây dựng mới các
tuyến đƣờng nội đô, các nút giao, đƣờng vành đai vẫn không đáp ứng sự gia tăng nhu
cầu đi lại của ngƣời dân. Điều này cũng là một trở ngại lớn cho việc thúc đẩy các hoạt
động kinh tế - xã hội trong đô thị.
Những sự cố ách tắc giao thông xảy ra đều gây nên hậu quả nghiêm trọng về
nhiều mặt. Về thời gian, các vụ ách tắc thƣờng kéo dài và làm lãng phí rất nhiều thời
gian của hàng ngàn ngƣời phải dừng lại tại điểm ách tắc. Về kinh tế, các vụ ách tắc
giao thông làm cho nhiều hoạt động lƣu thông, buôn bán, trao đổi... bị ngừng trệ. Nhƣ
vậy, tổn thất kinh tế không thể tính hết. Về mặt năng lƣợng, các xe tại điểm ách tắc
thƣờng trong trạng thái nổ máy, do đó năng lƣợng lãng phí do sử dụng nhiên liệu cho
các động cơ rất lớn. Về mặt môi trƣờng, có thể coi đây là một nguồn thải mặt tƣơng
đối rộng và thải ra một lƣợng rất lớn các khí thải độc hại, ảnh hƣởng tới môi trƣờng và
sức khoẻ con ngƣời. Các khí này thƣờng có nồng độ cao hơn nhiều lần so với tiêu
chuẩn cho phép và do đó chúng tác động rất lớn tới sức khoẻ của không chỉ những