tự điều chỉnh hành vi, cho thấy sự hờ hững với các nhu cầu của tổ chức, thích được người khác
chỉ đạo hơn, và tránh đưa ra các quyết định khi cần thiết.
Các nhà quản lý truyền đạt niềm tin của họ bằng cách giấu giếm các thông tin (khi mà thông tin
bí mật là "không an toàn" đối với cấp dưới). Họ chỉ truyền thông trong phạm vi những người có
cấp bậc bằng mình hoặc cao hơn. Kiểu truyền thông này của nhà quản lý có ảnh hưởng lên
chính việc truyền thông của cấp dưới. Khi thông tin không được chia sẻ, các cấp dưới sẽ trở nên
rất khéo léo trong việc "moi ra" bí mật. Và sẽ không còn tình trạng bí mật khi mà thông tin đã bị
chia sẻ.
Lỗ hổng đã xuất hiện theo cách đó. Bởi vì nhà quản lý cũng cho thấy sự thiếu niềm tin trong việc
chỉ đạo các cấp dưới cách thức làm việc, các cấp dưới sẽ lấp đầy lỗ hổng về niềm tin đó bằng
cách không sẵn lòng nhận nhiệm vụ mới.
Khi xem xét việc các nhà quản lý truyền thông theo kiểu đó, cấp dưới sẽ không thể biết nhiều về
các thành phần khác trong tổ chức, và do đó, họ trở nên thờ ơ với các nhu cầu của tổ chức. Hậu
quả là, nhà quản lý sẽ trở thành người giết chết các ý tưởng trong tổ chức, vì khi đó, cấp dưới
không còn động lực để giới thiệu các ý tưởng mới. Bởi vì các nhà quản lý không thực hiện quá
trình truyền thông với cấp dưới trong các nhóm và cấp dưới trong các liên minh không chính
thức để mở rộng thông tin.
Môi trường nhân đạo thái quá
Kiểu môi trường làm việc này lại ở thể đối lập với kiểu môi trường phía trên. Kiểu này lại quá bận
tâm tới các mối quan hệ con người trong tổ chức. Nghiên cứu về môi trường nhân đạo thái quá
này có cội rễ từ các công trình nổi tiếng của Hawthorne, tập trung nhấn mạnh tầm quan trọng của
các quan hệ xã hội đối với việc sản xuất.
Các giả thuyết căn bản của cách tiếp cận này là: các mối quan hệ con người quan trọng hơn các
mục tiêu của tổ chức, xung đột và tình trạng căng thẳng nên được hạn chế bằng mọi giá, động
cơ làm việc của cấp dưới gần như hoàn toàn là động cơ bên trong và tự điều chỉnh, và một vài
người cho rằng việc tham gia vào quá trình đưa ra quyết định thậm chí còn quan trọng hơn bản
thân quyết định đó. Các nhà quản lý truyền đạt niềm tin của mình bằng cách nhấn mạnh các nhu
cầu cá nhân hơn là các nhu cầu của tổ chức.
Trong một vài trường hợp, các giả thuyết này sẽ tạo nên các kết quả tích cực và đem lại hiệu
quả. Nhưng nhiều khi, nó đem lại các kết quả không như mong muốn. Các cấp dưới thường đáp
lại theo cách mà nó sẽ không nằm trong các quyền lợi tốt nhất của tổ chức. Mối quan tâm phù
hợp đối với các nhu cầu và quyền lợi của cá nhân bị đề cao quá mức và thậm chí còn được cho
là quan trọng hơn cả các mục tiêu của tổ chức. Và hậu quả là, điều này có thể dẫn đến sự "điêu
tàn" của tổ chức.
Các nỗ lực vẫn được tạo ra nhằm làm hài hòa và hâm nóng các quan hệ giữa các cá nhân, thậm
chí ngay cả khi sức ép và xung đột hiện hữu. Do đó, thay vì việc bộc lộ căng thẳng thông qua các
xung đột tại cơ quan, sức ép và các cảm xúc (tiêu cực) lại được trút lên chồng, vợ, gia đình và
bạn bè. Và cuối cùng thì, cách xả xì trét đó lại gây nguy hiểm cho cá nhân hơn là xung đột trong
công việc. Khi quá nhấn mạnh vào động lực bên trong, nhiều người nghĩ rằng ai đó đã sai khi bị
thúc đẩy bởi động cơ bên ngoài, chẳng hạn như sự đề bạt hoặc thăng tiến. Nếu như quyết định
được cả nhóm đưa ra một cách ồ ạt, các cấp dưới sẽ không thể hài lòng với các sự chỉ đạo từ
cấp trên.
Môi trường phù hợp với tình huống