Da Bác hồng hào. Vầng trán của Bác cao lộ rõ vẻ thông minh. Càng nhìn ảnh Bác, em
càng quyết tâm thực hiện năm điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là cháu ngoan của Bác.
Bài viết của em Lê Huỳnh Thảo Trúc lớp Hai 4
Bài 5: Tả cái bảng lớp học của các em
Cho đến năm học này (2008), các lớp học trường em vẫn sử dụng bảng đen truyền thống.
Cái bảng to và rộng độ hai chiếc chiếu cỡ lớn, được đóng vào giá gắn chặt vào bức tường
trên cùng mỗi lớp học, phía bên trái bàn thầy, cô giáo.
Một nửa bảng đen được kẻ ô vuông, để cô giáo dạy tập viết, tập vẽ cho chúng em. Lớp
2A của chúng em có tám tổ, mỗi tổ làm trực nhật một tuần. Tổ năm có sáu bạn. Hôm nào
trực nhật, chúng em đi học sớm độ nửa giờ để quét lớp, để lau bảng. Bảng được lau sạch
bằng giẻ ướt vắt khô, lau hai ba lần. Lau xong bạn Hương kiểm tra lại rất cẩn thận.
Giờ học toán, chính tả, luyện từ… chúng em cảm thấy cái bảng lớp như có linh hồn, có
sức hút kì lạ. Hằng trăm con mắt tuổi thơ theo dõi hàng chữ, con số bằng phấn trắng của
cô giáo viết lên bảng đen. Cái bảng như luôn luôn nhắc chúng em phải chú ý, phải tập
trung nghe lời cô giáo dạy bảo.
Chúng em lớn lên từng giờ, từng ngày cùng với cái bảng đen thân quen của lớp mình. Cái
bảng là tấm gương tâm hồn tuổi thơ chúng em.
Nguyễn Thế Phương, 2A Trường tiểu học Yên Định – Thanh Hóa
Bài 6: Tả bộ bàn ghế của tổ em
Lớp 2C của chúng em có mười bộ bàn ghế bằng gỗ tạp, đã cũ. Tất cả đều được sơn nâu,
khá bóng và đẹp. Mỗi tổ có bốn học sinh được ngồi chung một bàn. Bàn, ghế nào cũng
được đánh số, không thể lẫn lộn.
Bộ bàn ghế số năm của tổ em được kê vào giữa, phía trong lớp học. Long, Việt, Nga và
em cùng ngồi chung một bàn. Mỗi đứa có một giang sơn riêng. Ngăn bàn để cặp hoặc ba
lô sách. Mặt bàn để sách vở, để dụng cụ học tập. Giờ chính tả, giờ tập viết, lúc nào chúng
em cảm thấy vùng lãnh thổ của mình trên mặt bàn trở nên chật chội. Chúng em cố gắng
giữ gìn không chạm khuỷu tay vào nhau làm ảnh hưởng đến chữ viết. Mặt bàn, mặt ghế
lúc nào cũng sạch bong, gọn gàng, thứ tự, không lộn xộn.