Ngay sau khi IASB công bố bộ CM dành cho DNNVV, các nước trên thế giới đều đã
công bố lộ trình xây dựng CM riêng hoặc áp dụng CM này. Theo số liệu thống kê của
IASB đến tháng 1/2018, đã có 86 quốc gia yêu cầu hoặc cho phép DNNVV áp dụng
IFRS for SMEs khi lập BCTC, 11 quốc gia đang cân nhắc lộ trình áp dụng trong tương
lai. Trong số các quốc gia đã áp dụng, 79 quốc gia áp dụng hoàn toàn IFRS for SMEs,
không điều chỉnh. Về bộ CM BCTC lựa chọn áp dụng, 56 quốc gia cho phép DNNVV
của mình lựa chọn áp dụng IFRS for SMEs hoặc IFRS (IFRS Foundation, 2018)
1.2. CM BCTC cho DNNVV tại Mỹ
DNNVV ở Mỹ là một phần của nhóm công ty tư nhân. Tại Mỹ, các công ty đại chúng và
phần lớn công ty tư nhân có thể cùng sử dụng một bộ CM kế toán - US GAAP. Công ty
đại chúng phải theo các quy định của ủy ban Chứng khoán và Sàn Giao dịch Mỹ (SEC)
để lập BCTC đã được kiểm toán tuân thủ US GAAP. Đối với công ty tư nhân, nếu không
quy định họ có thể chọn khung kế toán phù hợp với mục đích của BCTC. Những khung
pháp lý có thể bao gồm US GAAP, IFRS, hoặc cơ sở tiền mặt có điều chỉnh, cơ sở thuế
thu nhập. Nói chung, các công ty tư nhân không bắt buộc về mặt pháp lý phải tuân theo
US GAAP, nhưng có thể họ cần phải làm như vậy để đáp ứng yêu cầu của người cho vay,
người bảo lãnh, đầu tư mạo hiểm, hoặc các bên liên quan khác. Lập BCTC theo US
GAAP có thể là một thách thức đối với các công ty tư nhân, đặc biệt là trong môi trường
hiện tại bởi trong nhiều năm qua, FASB đã chuyển hướng dần sang kế toán dựa trên giá
trị hợp lý. Nói cách khác, US GAAP ngày càng đòi hỏi các công ty báo cáo tài sản và nợ
phải trả theo giá trị hợp lý thay cho giá gốc. Xu hướng này đang làm gia tăng sự phức tạp
và chi phí, để tuân thủ US GAAP.
Kết quả là, nhiều công ty tư nhân lập BCTC không theo US GAAP mà theo cơ sở tiền
mặt hoặc cơ sở thuế thu nhập. Nhiều người cho vay chấp nhận những BCTC như trên
hoặc đồng ý loại bỏ bớt 1 số yêu cầu nhất định của GAAP, bởi vì họ cho rằng việc tuân
thủ US GAAP là gánh nặng và thiếu phù hợp với các công ty tư nhân. Một số người khác
lại cho rằng, việc sử dụng nhiều cơ sở lập BCTC sẽ dẫn đến sự không thống nhất và thiếu
tính so sánh.
Để khắc phục sự thiếu đồng bộ, thống nhất trên giữa các DNNVV, cả AICPA và FASB
đều đã nỗ lực thực hiện các dự án nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn. Tháng
4/2013 FASB đã giới thiệu khuôn khổ cho việc ra quyết định đối với công ty tư nhân để
lấy ý kiến phản hồi từ các tổ chức, doanh nghiệp. Và tương tự tháng 6/2013, AICPA đã
ban hành 1 khuôn khổ chung về BCTC cho DNNVV (FRF for SMEs) để họ có thể lựa
chọn là cơ sở lập BCTC. Đặc trưng của văn bản này của AICPA bao gồm:
- FRF for SMEs là sự kết hợp của kế toán dồn tích và phương pháp thuế thu nhập.
- FRF for SMEs được đánh giá là ít phức tạp hơn và ít tốn kém hơn so với US GAAP.
- FRF for SMEs không phải là một khuôn khổ pháp lý của nhà nước và việc sử dụng
2