DANH MỤC TÀI LIỆU
Một số trắc nghiệm bạn có nguy cơ bị tiểu đường không
Trắc nghiệm bạn có nguy cơ tiểu đường tuýp 2 không?
Vòng eo trên 80 cm phụ nữ trên 89 cm đàn ông báo hiệu nguy tiểu
đường tuýp 2 bởi mỡ bụng sẽ giải phóng các chất làm đảo lộn hệ thống cơ thể.
9 trong 10 trường hợp tiểu đường tuýp 2,y ra bởi chế độ ăn phản khoa học,
lười vận động béo phì. Đ kiểm tra nguy mắc bệnh của mình ít hay nhiều,
bạn hãy làm bài trắc nghiệm dưới đây do trang Times of India đưa ra rồi tính điểm
và so sánh với bảng kết quả bên dưới.
Giới tính
Nữ: 1 điểm
Nam: 2 điểm
Theo một nghiên cứu, đàn ông tuổi 35-54 dễ bị tiểu đường hơn 2 lần.
Tuổi
Dưới 49 tuổi: 1 điểm
50-59 tuổi: 2 điểm
60-69 tuổi: 3 điểm
Trên 70 tuổi: 4 điểm
Người hơn 50 tuổi được cho nhiều nguy mắc bệnh bởi khi tế bào già đi, các
ty lạp thể không hấp thụ insulin tốt như trước.
Vòng eo
Dưới 89 cm: 1 điểm
90-99 cm: 2 điểm
100-109 cm: 3 điểm
Trên 110 cm: 4 điểm
Mỡ bụng giải phóng các chất làm đảo lộn hệ thống thể. Vòng eo trên 80 cm
phụ nữ và trên 89 cm ở đàn ông báo hiệu khả năng bị tiểu đường khá cao.
Chỉ số BMI
Dưới 25: 1 điểm
25-29,9: 2 điểm
30-34,9: 3 điểm
Trên 35: 4 điểm
Các nhà khoa học chỉ ra người chỉ số BMI trên 30 thuộc diện nguy hiểm dễ
mắc bệnh tiểu đường hơn bình thường 7 lần. Giảm trọng lượng cơ thể xuống 5%
sẽ hạn chế 50% nguy cơ này.
Dân tộc
Người châu Âu da trắng: 1 điểm
Không phải người châu Âu da trắng: 2 điểm
Người châu Phi, Nam Á Trung Quốc nhóm thường bị tiểu đường, nhất
cộng đồng Nam Á.
Gia đình
Có ai trong số bố mẹ, anh chị em bạn bị tiểu đường không?
Không: 1 điểm
Có: 2 điểm
Một đứa trẻ có bố hoặc mẹ bị tiểu đường có 30% nguy cơ phát triển bệnh.
Huyết áp
Bạn đã bao giờ bị cao huyết áp?
Chưa: 1 điểm
Rồi: 2 điểm
Gần 1/2 số bệnh nhân tiểu đường có huyết áp cao. Điều này còn có thể dẫn đến đột
quỵ và suy thận.
Mang thai
Bạn đã từng bị chứng tiểu đường trong thai kỳ?
Chưa: 1 điểm
Rồi: 2 điểm
Mang thai khiến lượng glucose trong máu tăng cao mà cơ thể lại chưa kịp sản xuất
đủ insulin. Khoảng 18 trên 100 phụ nữ mang thai bị chứng tiểu đường trong thai
kỳ. Hiện tượng này thường qua đi sau khi sinh, nhưng sẽ làm tăng nguy mắc
bệnh về sau lên 2 lần.
Sinh con
Bạn có bao giờ sinh con nặng trện 4,5 kg?
Không: 1 điểm
Có: 2 điểm
Phụ nữ sinh con càng nặng càng dễ mắc tiểu đường tuýp 2.
Sức khỏe tâm thần
Bạn có mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bất ổn tâm lý không?
Không: 1 điểm
Có: 2 điểm
Bảng kết quả:
Dưới 14 điểm: Nguy cơ mắc bệnh thấp.
14-19 điểm: Nguy cơ ở mức vừa phải. Bạn hãy lưu ý tránh xa các tác nhân có hại.
Trên 20 điểm: Nguy rất cao. Đã đến lúc phải thay đổi lối sống nên đi gặp
bác sĩ.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Quan sát bản trắc nghiệm trên, có thể dễ dàng nhận thấy bệnh tiểu đường được cấu
thành từ các yếu tố gene, cân nặng, chiều cao, lối sống ít vận động...
nhiên, bạn không thể thay đổi các yếu thố thuộc về gene. Tuy nhiên, may mắn
là những yếu tố này không chiếm nhiều vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường.
Chính những yếu tố như cân nặng, lối sống ít vận động mới nguyên nhân chính
gây ra bệnh tiểu đường cho bạn. Bởi vậy, để phòng ngừa căn bệnh này, cần tập
một lối sống lành mạnh, tích cực vận động ngay từ khi còn nhỏ.
Chú ý thực hiện những điều sau để phòng tránh bệnh tiểu đường:
- Vận động thể lực thường xuyên.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày 30 phút.
- Không nằm, ngồi xem ti vi trong nhiều giờ.
- Giảm lượng chất béo, chất đường trong thức ăn, ăn món luộc thay cho món xào,
rán.
- Hạn chế bia rượu.
- Ăn nhiều rau và hoa quả.
- Không ăn quá nhiều vào bữa chiều và bữa tối.
thông tin tài liệu
Một số trắc nghiệm bạn có nguy cơ bị tiểu đường không Mang thai khiến lượng glucose trong máu tăng cao mà cơ thể lại chưa kịp sản xuất đủ insulin. Khoảng 18 trên 100 phụ nữ mang thai bị chứng tiểu đường trong thai kỳ. Hiện tượng này thường qua đi sau khi sinh, nhưng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về sau lên 2 lần
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×