Trong sinh học, công nghệ gien đã trực tiếp tạo ra sinh vật như cho ra đời chú cừu Dolly, tạo ra
những bộ phận cơ thể của con người để thay thế những bộ phận đã hư hỏng, thậm chí công nghệ
gien còn có thể tạo ra cả một con người nhân tạo cụ thể mà nhân loại đang lo ngại và ngăn ngừa.
Thứ hai, nếu trong các nền kinh tế trước, vốn và lao động là quan trọng nhất thì trong kinh tế tri
thức, tri thức và tài nguyên thông tin (yếu tố tinh thần) là quan trọng nhất. Nói về tầm quan trọng
của tri thức trong sản xuất, so với sự chuyển biến về nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, thì sự
chuyển biến từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức là có ý nghĩa sâu sắc và trọng đại hơn.
Trước hết, đó là sự chuyển biến từ một nền sản xuất dựa vào vốn, tài nguyên, lao động là chính,
sang nền sản xuất dựa vào trí tuệ con người là chính, cũng tức là từ lực lượng sản xuất vật chất là
chủ yếu sang lực lượng sản xuất tinh thần là chủ yếu. Trước kia, người ta cho rằng chỉ có lao động và
vốn là các yếu tố của sản xuất, còn tri thức, công nghệ, giáo dục...là các yếu tố bên ngoài của sản
xuất, chỉ có ảnh hưởng tới sản xuất. Nay nhiều nhà kinh tế thừa nhận tri thức là yếu tố bên trong của
hệ thống kinh tế, coi tri thức là một trong ba yếu tố không thể thiếu được của sản xuất(vốn, lao động
và tri thức). Vì vậy mà về đầu tư, trước kia đầu tư vào vốn là quan trọng hơn cả thì nay đầu tư vào tri
thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế. Trong các nước công nghiệp phát triển
đầu tư vô hình như giáo dục, đoà tạo, vào khoa học công nghệ, văn hoá, việc tạo ra nguồn lực con
người...đã tăng nhanh hơn đầu tư hữu hình.
Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức, khi tri thức đã trở thành yếu tố quan trọng nhất của sản xuất thì
nó lại có đặc điểm khác là các yếu tố vốn và lao động ở chỗ: người có kiến thức nếu trao cho người
khác thì kiến thức của anh ta không bị mất đi mà còn được sử dụng tốt hơn. Càng trao cho nhiều
người thì khả năng sử dụng của nó để tạo ra của cải, lợi ích càng nhiều hơn. Mặt khác chi phí cho
việc phổ biến tri thức ra công chúng để làm tăng số lượng người sử dụng lại là không đáng kể. Không
phải như các nguồn lực khác đã bị mất đi khi được sử dụng, còn tri thức và thông tin lại có thể được
chia sẻ mà không bị mất đi, trên thực tế lại tăng lên khi sử dụng. Nền kinh tế tri thức do đó là một
nền kinh tế dư dật chứ không phải khan hiếm.
Hơn nữa, nền kinh tế tri thức có sự thay đổi trên mọi lĩnh vực, trước hết là lĩnh vực khoa học và công
nghệ. Từ những năm 1980 đến nay, toàn bộ kho tri thức của nhân loại cứ 5 năm lại tăng gấp đôi. Từ
cuối những năm 70 đến nay, hằng năm có khoảng 300.000 phát minh khoa học-công nghệ, trung
bình mỗi ngày có tới 800-900 phát minh. Khoảng cách giữa nghiên cứu, phát minh khoa học với sáng
chế công nghệ, sản xuất ra được sản phẩm công nghệ mới ngày càng rút gọn. Các hoạt động sản
xuất kinh doanh diễn ra hết sức dồn dập, thập kỷ sâu nhanh hơn thập kỷ trước
Những nước phát triển có hướng đi vào kinh tế tri thức cũng không thể chậm trễ được. Sự phát triển
này có cái khác hai cuộc cách mạng trước ở chỗ, mọi nước đều có thể cùng nhau khởi động từ đầu
và song song cùng tiến. Các nước đang phát triển vừa phải hoàn thành các nhiệm vụ của cuộc cách
mạng công nghiệp lần hai, vừa có thể “đi tắt, đón đầu” tiến vào cuộc cách mạng lực lượng sản xuất
lần thứ ba này.với sự tích cực, năng động, sáng tạo của mình. Đây cũng chính là ưu thế của nền kinh
tế tri thức: Nó có thể tạo ra cơ hội tương đối bình đẳng trong mọi quốc gia dân tộc, bởi vì ở đây sức
cạnh tranh chủ yếu tạo nên bởi trí thông minh và tinh thần sáng tạo mà dân tộc nào cũng có thể
phát huy được.
Đặc trưng thứ ba đó là: Trong nền kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức trong sản phẩm ngày càng cao,
lao động chất xám có tầm quan trọng hơn cả mọi yếu tố khác của sản xuất. Trong nền kinh tế tri
thức, sản phẩm có hàm lượng chất xám càng cao thì có giá trị càng cao, càng được quý giá. Giá cả
và giá trị của sản phẩm tri thức thay đổi rất nhiều tuỳ vào người sử dụng ở các thời điểm khác nhau.
Quyền sở hữu đối với tri thức trở thành quan trọng nhất, hơn cả sở hữu vốn và tài nguyên, đất đai.
Pháp luật về sở hữu trí tuệ trở thành nội dung chủ yếu trong quan hệ dân sự cũng như trong quan hệ
thương mại quốc tế. Tri thức và thông tin luôn luôn đi tới những nơi có nhu cần cao nhất và có ít rào
cản nhất.
Nói sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, trước hết phải kể đến những loại máy mới có tính năng
cao của thời đại cách mạng thông tin như: máy điều khiển bằng số, hợp nhất giữa mấy công cụ với
mấy điều khiển quá trình sản xuất(numerically controlled machine tools), người máy công
nghiệp(industrial robots) được sử dụng trong các công đoạn sản xuất nguy hiểm, nặng nhọc..., máy
thiết kế kết hợp với mấy chế tạo( computer aided manufacturing)...Riêng về số người máy công
nghiệp, năm 1995, ở Nhật đã có 441.000, ở Mỹ có 62.000, ở Tây Âu có 125.000 người máy. Còn tất
cả các ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, bưu điện và vô tuyến viễn thông, giao thông
vận tải, ngân hàng, dịch vụ...đều được cải tạo bằng công nghệ cao, công nghệ thông tin gồm cả