hoặc cũng có thể do chấn thương nặng, phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng
hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.
Nguyên nhân tiếp theo là chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn thiên lệch một loại thức ăn,
cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân
gây nên sỏi thận.
Ngoài ra, nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng
đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi. Nguyên nhân này thường gặp ở nữ
giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm
đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận
Thông thường khi mắc, bệnh nhân có cơn đau đột ngột, rất dữ dội và chỉ ở một bên.
Ðau bắt đầu ở vùng thắt lưng rồi lan sang phía bụng, nách và các cơ quan sinh dục; có lúc
đau giảm đi nhưng sau đó lại xuất hiện cơn đau khác dữ dội hơn. Không có tư thế nào
làm đỡ đau (bệnh nhân thường ở trong tư thế co quắp). Khi nước tiểu bị tắc nhiều hay ít
sẽ tạo ra các cơn đau khác nhau. Nhiều khi bệnh nhân cảm thấy đau, cựa mình một lúc lại
hết đau là do viên sỏi chưa quá lớn, lúc đầu gây bít tắc nước tiểu, nhưng viên sỏi lại di
chuyển vị trí khiến nước tiểu rỉ ra được một chút làm cơn đau giảm bớt. Buồn tiểu nhưng
nhiều khi lại không cảm thấy dễ chịu sau khi tiểu.
Đau một bên là do bị sỏi ở một bên thận, và nếu bị sỏi cả hai thận thì người bệnh sẽ
đau cùng lúc cả hai bên hố thắt lưng. Đái ra máu do sỏi va vào thành niệu quản, gây
xước và chảy máu. Đái buốt, đái rắt. Các cơn đau ở lưng khi bị sỏi thận hầu như khó
phân biệt với các cơn đau của chứng bệnh khác. Vì thế khi bị đau lưng nên đi khám ngay
để được bác sĩ chẩn đoán, nếu nghi bị sỏi thận thì cần được siêu âm, chụp X-quang để có
thể điều trị kịp thời.
3. Nên làm gì khi đang lên cơn đau?
Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc sỏi thận cần khẩn cấp đưa bệnh nhân đến bệnh viện,
nằm nghỉ, đắp khăn ướt và nóng lên vùng thắt lưng. Không uống nước, vì nước tích tụ ở
vùng trên của sỏi, làm tăng thêm áp lực cho thận và càng đau thêm. Tại cơ sở y tế, tùy
từng trường hợp các bác sĩ có chỉ định cụ thể như dùng thuốc chống viêm, chống co
thắt và chống đau (dạng tiêm, uống hay đặt hậu môn). Trong đa số trường hợp, sỏi nhỏ
(đường kính dưới 5mm) có thể được loại trừ tự nhiên theo nước tiểu cùng với liệu pháp