Dàn ý nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng
định mình
1. Mở bài:
Con người ai cũng trải qua việc học, nhưng không phải ai cũng có ý thức xác định mục đích
và mục đích đúng đắn của việc học.
Mỗi thời đại, con người có mục đích học tập không giống nhau. Tổ chức UNESCO đã đề
xướng... nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu.
2. Thân bài:
a. Giải thích và làm rõ từng nội dung trong đề xướng của UNESCO:
Học để biết:
Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống "trường
đời".
"Học để biết" là mục đích đầu tiên của việc học. "Biết" là tiếp thu, mở mang, có thêm
kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Con người từ chỗ chưa biết đến
biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về
nhiều lĩnh vực đời sống...
Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của
mình, tạo được vốn sống sâu sắc...
Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con
người và tự nhận thức bản thân, "biết người", "biết mình", biết giao tiếp, ứng xử với
nhau sao cho "Đắc nhân tâm"...
Học để làm:
"Học để làm" là mục đích tiếp theo của việc học. "Làm" là vận dụng kiến thức có được
vào thực tế cuộc sống. Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học – "Học đi đôi với
hành".
Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân
và góp phần tạo nên của cải cho xã hội
Ví dụ: Người nông dân, kĩ sư, bác sĩ... đều mang kiến thức đã học được áp dụng vào
thực tế, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được
sàng lọc.
Học để chung sống:
Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. "Chung sống" là khả năng hòa
nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử... để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các
quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không bị tụt hậu, lạc lõng. Đây
là hệ quả tất yếu của việc "biết", "làm".
Bởi lẽ, "con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội". Bản chất, giá trị, nhân cách
của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan
hệ đó.
Học để tự khẳng định mình:
Là mục đích sau cùng của việc học. "Tự khẳng định mình" là tạo được vị trí, chỗ đứng
vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời.
Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có
khả năng chung sống.
Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định
khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất...