Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 1
SVTH: Đinh Tấn Hải
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong vài thập kỷ qua, sự phát triển của khoa học kỹ thuật kéo theo sự
phát triển về kinh tế và sự bùng nổ vấn đề tăng dân số đã nên vấn đề ô nhiễm
môi trƣờng không chỉ riêng quốc gia nào mà trên tất cả các quốc gia trên thế
giới đều bị tác động. Một trong những nguồn gây ô nhiễm và đang là vấn đề
nan giải là ô nhiễm chất thải rắn. Nếu tính bình quân, một ngƣời thải ra hàng
ngày 0,5 kg chất thải thì trên thế giới mỗi ngày 6 tỷ ngƣời sẽ thải ra khoảng 3
triệu tấn.
Vấn đề quản lý chất thải rắn tại Việt Nam đang là vấn đề nổi cộm và đã
đƣợc nhận đinh trong báo cáo diễn biến môi trƣờng Việt Nam năm 2004.
Theo báo cáo này, lƣợng phát sinh chất thải rắn của Việt Nam chƣa kể đến
bùn cống, phế thải nông nghiệp, chất thải xây dựng và phế thải từ hoạt động
khai thác mỏ lên đến 15 triệu tấn mỗi năm. Nếu không có biện pháp quản lý
tốt các chất thải này sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng và sức
khỏe cộng đồng. Trong các năm qua Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chủ
trƣơng, chính sách đầu tƣ cho việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, tuy vậy
thực tế mới tập trung đầu tƣ chủ yếu cho khu vực thành phố, đô thị. Chất thải
rắn sinh hoạt khu vực nông thôn, cũng nhƣ các phế thải nông nghiệp chƣa
đƣợc quan tâm nhiều, trong khi đó dân số nông thôn năm 2010 là 60,92 triệu
ngƣời, chiếm 70,1% dân số cả nƣớc và chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp. Với sản lƣợng sản xuất trong ngành nông nghiệp lớn nhƣ vậy
kéo theo lƣợng phế phẩm nông nghiệp hàng năm thải ra cũng tƣơng đối lớn.
Chỉ tính riêng cà phê, sản lƣợng năm 2010 của Việt Nam theo Hiệp hội Cà
phê và Ca cao Việt Nam sản lƣợng cà phê của Việt Nam khoảng 1 triệu
tấn/năm với 500 nghìn ha diện tích. Thì lƣợng phế phẩm là vỏ cà phê của Việt
Nam hàng năm khoảng 333.333 tấn (4 tấn trái cho 3 tấn nhân và 1 tấn vỏ).