LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là
chủ đề tập trung sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.
Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam là cải thiện môi trường ô nhiễm do các chất độc hại do nền công nghiệp tạo
ra. Điển hình như các ngành công nghiệp cao su, hóa chất, công nghiệp thực phẩm,
thuốc bảo vệ thực vật, y dược, luyện kim, xi măng, giấy, đặc biệt là ngành dệt
nhuộm đang phát triển mạnh mẽ và chiếm kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam.
Ngành dệt nhuộm đã phát triển từ rất lâu trên thế giới nhưng nó chỉ mới hình
thành và phát triển hơn 100 năm nay ở nước ta. Trong những năm gần đây, nhờ
chính sách đổi mới mở cửa ở Việt Nam đã có 72 doanh nghiệp nhà nước, 40 doanh
nghiệp tư nhân, 40 dự án liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài cùng các tổ
hợp đang hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm. Ngành dệt may thu hút nhiều lao
động góp phần giải quyết việc làm và phù hợp với những nước đang phát triển
không có nền công nghiệp nặng phát triển mạnh như nước ta. Hầu hết các nhà máy
xí nghiệp dệt nhuộm ở nước ta đều chưa có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh,
mà ta đang có xu hướng thải trực tiếp ra sông suối ao hồ loại nước thải này có độ
kiềm cao, độ màu lớn, nhiều hóa chất độc hại đối với loài thủy sinh.
Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt
nhuộm tại công ty cổ phần dệt may Kỳ Anh. Trong quá trình thực tập, tìm hiểu em
khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong côvà các bạn góp ý để đề tài được hoàn
thiện hơn.