iv
TÓM TẮT
LÝ THỊ LẸ, Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. Tháng 9/2006. “TÁI SINH
PHÔI SOMA CÂY MÍT”.
Hội đồng hướng dẫn:
PGS.TS TRẦN VĂN MINH
Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Công
nghệ tế bào thực vật phía Nam Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh. Từ tháng
2 đến tháng 8/2006.
Cây mít có nhiều công dụng, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao,
nhưng nó chưa được sử dụng đúng tiềm năng, nguồn cung ứng cho xuất khẩu còn
hạn chế. Với đề tài này, tôi mong muốn tạo nguồn giống cây mít với số lượng lớn,
chất lượng đồng đều, để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của con người.
Mẫu thí nghiệm:chồi cây mít trong PTN. Gồm 7 thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến phát sinh tế bào soma
Mục đích: tìm môi trường thích hợp để nuôi cấy phát sinh tế bào soma
- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của loại mẫu nuôi cấy đến phát sinh tế bào soma
Mục đích: nhằm xác định loại mẫu cấy cho tỉ lệ phát sinh tế bào soma tốt nhất
- Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến tăng sinh khối tế bào
soma.
Mục đích: tìm môi trường thích hợp nhất làm tăng sinh khối tế bào soma
- Thí nghiệm 4: Nuôi cấy tế bào soma trên môi trường lỏng
Mục đích: tìm môi trường lỏng thích hợp nhất cho sự tăng sinh khối tế bào soma
- Thí nghiệm 5: Tái sinh tế bào soma
Mục đích: tìm môi trường tốt nhất cho sự phát sinh chồi.
- Thí nghiệm 6: Nhân chồi cây mít
Mục đích: tìm môi trường tốt nhất cho sự nhân chồi cây mít.
- Thí nghiệm 7: Nuôi cấy phát sinh rễ
Mục đích: xác định môi trường tốt nhất cho sự phát sinh rễ cây mít
Kết qủa và thảo luận:Sử dụng phần mềm MSTATC để tính toán và phân tích số liệu