
4
Chương 2:
Khái quát về quản trị bán hàng
2.1. Khái niệm về quản trị bán hàng
Có thể được định nghĩa là hoạt động quản trị của những người hoặc thực sự
thuộc lực lượng bán hàng hoặc gồm những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng
bán hàng. Tùy thuộc vào từng công ty, cấp thấp nhất mà quản lý bán hàng có thể
có rất nhiều danh quận, khu vực, giám sát viên hay giám sát viên bán hàng. Đặc
tính chung của các chức vụ này là dù cho có mang danh vị gì đi nữa cũng đều là
giám sát trực tiếp những người đại diện bán hàng theo lĩnh vực.
Những người quản lý bán hàng theo lĩnh vực thường phải báo cáo lại cho
những người quản lý bán hàng thuộc cấp cao hơn trong Công ty. Số người quản lý
bán hàng cấp cao này khác nhau giữa các công ty và những danh vị của họ có thể
từ người quản lý bán hàng từng địa phương, khu vực hay toàn quốc cho đến chức
phó giám đốc phụ trách bán hàng v.v
Hai mục tiêu của quản trị bán hàng là con người và lợi nhuận. Những công
ty thành công đều có những loạt mục tiêu được xác định rã ràng với những chiến
lược để đạt được những mục tiêu ấy. Cách tốt nhất là những người điều hành công
ty xây dựng những mục tiêu kinh doanh sau khi đánh giá cẩn thận những cơ hội
kinh doanh cũng như những nguồn lực của công ty.
2.2. Mục tiêu về nhân sự, doanh số và lợi nhuận
2.2.1. Hướng vào con người
Tuyển dụng: tuyển 40 người, trong đó 25 trung cấp, 10 cao đẳng, 5 đại
học.
Huấn luyện: trong quá trình tuyển dụng chọn ra 20 người, trong đó 15
trung cấp, 3 cao đẳng, 2 đại học để huấn luyện, bồi dưỡng và đào tạo thêm.
Quản trị mối quan hệ: thường xuyên tổ chức các cuộc họp ở các phòng
ban, các trưởng phòng phụ trách bán hàng thường xuyên thăm hỏi các nhân viên
bán hàng, nhằm tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Hướng dẫn nhân viên mới và
khuyến khích những nhân viên cũ.