MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng hóa
được xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của
tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan. Quản lý hải quan là
cần thiết để góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và
an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Tuy nhiên, trong quá trình chịu sự quản lý hải quan, hàng hóa xuất, nhập khẩu (XNK) có
thể bị cản trở ở mức nhất định. Trong thời đại toàn cầu hóa, khi thương mại quốc tế phát
triển với gia tốc lớn, Một vấn đề đặt ra với quản lý hải quan là phải cân bằng giữa chức
năng kiểm soát và chức năng tạo thuận lợi cho thương mại. Chính vì thế cải cách, hiện
đại hóa, hài hòa thủ tục hải quan giữa các nước trở thành yêu cầu cấp bách của đa số các
nước.
Một trong những nội dung cải cách hoạt động hải quan của nhiều nước tham gia
hội nhập, trong đó có Việt Nam, là áp dụng phương thức quản lý rủi ro (QLRR) vào quá
trình quản lý hàng hóa XNK. QLRR cho phép hải quan tập trung nguồn kiểm soát các đối
tượng có mức rủi ro cao, nhờ đó vừa tạo điều kiện cho hàng hóa thông quan nhanh, vừa
thực thi được chức năng kiểm soát hiệu quả của Nhà nước. Do có ưu thế như vậy nên
QLRR đã được nhiều nước áp dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam QLRR vẫn còn là lĩnh vực
khá mới.
Trong những năm gần đây, để đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan
được tiến hành một cách khoa học, không cản trở không cần thiết hoạt động xuất, nhập
khẩu, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã bắt đầu áp dụng QLRR vào công tác nghiệp vụ,
nhất là từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, khi Luật Hải quan sửa đổi có hiệu lực. Tuy nhiên,
thực tế triển khai việc áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan còn gặp nhiều
khó khăn, vướng mắc, nhiều công việc chưa được chuẩn bị chu đáo… Để triển khai quá