4
lệ thất bại cao như vậy? Cuộc điều tra cũng cho cung cấp các dự đoán câu trả lời: 62% số
người trả lời rằng họ đã đánh giá quá cao thị trường tiềm năng cho các sản phẩm hoặc dịch vụ
của họ.
Một phân tích nhanh chóng được thực hiện theo mô hình khoảng cách với quốc gia mà
các công ty có nhiều thất vọng nhất. Xét về văn hóa, văn hóa Trung Quốc hiện diện gần như ở
khắp mọi nơi. Đầu tiên, ngôn ngữ Trung Quốc khá khó học đối với người nước ngoài, và kỹ
năng ngoại ngữ của dân địa phương thì giới hạn.
Thứ hai, văn hóa Trung Quốc theo kiểu dựa trên các mối quan hệ, tạo ra rào cản trong
giao dịch thương mại với phương Tây, thậm chí có thể lập luận rằng người tiêu dùng Trung
Quốc là "các nhà thành kiến". Nghiên cứu thị trường cho thấy họ dành sự ưu ái của mình cho
thương hiệu nước ngoài thấp hơn nhiều thương hiệu trong nước so với Ấn Độ.
Rào cản hành chính có thể thậm chí còn quan trọng hơn. Một cuộc khảo sát do thành
viên của Phòng Thương mại Mỹ thực hiện, cho thấy rào cản tại Trung Quốc khá lớn khi họ
hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường bằng các biện pháp: đánh thuế cao,
thuế hải quan, mà hơn cả đó là rào cản lợi nhuận tại Trung Quốc. Mức độ can thiệp của nhà
nước đối với nền kinh tế vẫn còn cao. Tham nhũng cũng là một thách thức khá đáng kể. Năm
2000, chỉ số Minh bạch Quốc tế Trung Quốc xếp hạng 63/90 trong các quốc gia được nghiên
cứu, đặc biệt là nhận thức về tham nhũng. Xếp hạng nguy cơ chính trị trong năm 2000 của
Standard & Poor, Trung Quốc xếp thứ 5 trong khi 6 là vị trí tệ nhất.
Vì thế, Trung Quốc dù vẫn là 1 thị trường lớn và béo bở nhưng vẫn còn khá khó khai
thác với những vấn đề khoảng cách và khác biệt đáng kể.
Đã có nhiều người cho rằng khoảng cách đã mất đi. Họ cho rằng khoa học công nghệ,
cụ thể là thông tin liên lạc toàn cầu đã làm cho thế giới nhỏ lại và trở nên tương đồng. Nhưng
đối với kinh doanh thì những nhận định trên là sai và rất nguy hiểm.
Vấn đề bắt nguồn từ các công cụ phân tích mà nhà quản lý sử dụng để đưa ra quyết
định về đầu tư quốc tế thường là đánh giá thấp chi phí kinh doanh quốc tế. Dễ thấy nhất là
CPA (bảng phân tích danh mục đầu tư quốc gia) vốn là một công cụ lỗi thời nhưng vẫn được
sử dụng rộng rãi để đưa ra quyết định về địa điểm đầu tư. Chỉ tập trung nghiên cứu về GDP,