Thuyết trình Luật đầu tư quốc tế. Nhóm 3. K33
c. Lập luận của nguyên đơn – Công ty Siemens
Trước hết, trong lập luận của cả bên nguyên và bên bị, nguyên tắc “bảo vệ và an
ninh đầy đủ” luôn đi kèm với “đối xử công bằng và thoả đáng”.
Siemens cho rằng nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng và bảo vệ an ninh đầy
đủ là nhằm mục đích bảo vệ cho nhà đầu tư, trong đó bao gồm cả việc đảm bảo một môi
trường đầu tư ổn định và dễ dự đoán. Quốc gia sẽ vi phạm hai nguyên tắc này nếu nó
không đảm bảo được cho nhà đầu tư những điều kiện như trên trong những cam kết của nó
trước đó nhằm thu hút đầu tư.
Trong trường hợp này, Siemens cho rằng Argentina trước đó đã cam kết sẽ cho
phép bộ phận dịch vụ công nghệ thông tin của Siemens ( SITS) hoàn thành dự án và cho
phép SITS thu các khoản lợi nhuận từ dự án, đồng thời đưa ra một môi trường đầu tư ổn
định. Tuy nhiên, trên thực tế thì Argentina đã không làm được như cam kết.
Siemens còn cho rằng Argentina đã có những hành động cũng như những thiếu sót
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khung chương trình pháp lý liên quan đến việc đầu tư
của Siemens.
d. Lập luận của bị đơn
Argentina khẳng định rằng những nghĩa vụ trong hợp đồng giữa hai bên chỉ đơn
thuần đề cập tới những tổn thất vật chất, không bao gồm những tổn thất pháp lý như bên
nguyên đơn đã nêu.
e. Phản bác của nguyên đơn
Về điểm này, Siemens lập luận lại rằng Hiệp định đầu tư trong trường hợp này đi
xa hơn các hiệp định thông thường khác ở chỗ nó nhắc đến “an ninh pháp lý” và điều này
chứng tỏ rằng điều khoản trong hiệp định đầu tư song phương không chỉ dừng lại ở những
vi phạm vật chất đơn thuần mà nó mở rộng đến tư cách pháp lý của nhà đầu tư. Siemens đã
liệt kê những điều khiến Siemens không được bảo vệ đầy đủ, bao gồm: không giải ngân
được, đình chỉ những hoạt động tăng thu nhập, đàm phán lại hợp đồng dưới quá nhiều áp
lực, và việc lạm dụng Luật tình trạng khẩn cấp 2000 để kết thúc hợp đồng.
f. Ý kiến của Toà
Dựa trên định nghĩa về đầu tư bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình, Tòa cho
rằng nghĩa vụ cung cấp bảo vệ và an ninh đầy đủ có phạm vi rộng hơn bảo vệ và an ninh
vật chất. Thực tế là rất khó để có thể hiểu được việc bảo vệ”vật chất” đối với tài sản vô
hình diễn ra như thế nào. Ở trong vụ này, khái niệm an ninh được gắn với tính pháp lý.
Theo nghĩa gốc, “an ninh pháp lý” được định nghĩa là “tính chất của hệ thống pháp lý mà
có thể đảm bảo tính chắc chắn trong các chuẩn mực đưa ra và tính chắc chắn trong việc áp