Nhóm cố định là một mẫu nghiên cứu cố định gồm các con người, các hộ gia đình, các doanh
nghiệp được thành lập để định kỳ trả lời các bảng câu hỏi qua hình thức phỏng vấn bằng điện thoại,
bằng thư hay phỏng vấn cá nhân. Mỗi thành viên trong nhóm cố định được giao một cuốn nhật ký để tự
ghi chép các mục liên hệ (thu nhập, chi tiêu, giải trí,…) hoặc được giao một thiết bị điện tử gắn với ti vi
để tự động ghi lại các thông tin về việc xem ti vi như chương trình nào, kênh nào, bao lâu, ngày
nào,…Nếu thành viên nhóm cố định là cửa hàng, siêu thị hay trung tâm thương mại thì sẽ được giao
các thiết bị quét đọc điện tử (scanner) để ghi lại chi tiết về số hàng hoá bán ra như: số lượng, chủng
loại, giá cả…Một số công ty nghiên cứu dùng nhóm cố định để thu thập thông tin liên tục từ tháng này
qua tháng khác, rồi đem bán lại cho những nơi cần sử dụng. Có công ty lập nhóm cố định quy mô
khổng lồ với một triệu đối tượng, bao gồm đủ mọi thành phần khách hàng cư trú trên khắp các địa bàn,
để có thể phục vụ cho nhiều ngành tiếp thi khác nhau.
5.2-Ưu nhược điểm:
Chi phí rẻ do lặp lại nhiều lần một bảng câu hỏi theo mẫu lập sẵn. Giúp cho việc phân tích được
tiến hành lâu dài và liên tục. Ví dụ: Nhờ theo dõi phản ứng của một người, một hộ hay một doanh
nghiệp qua một thời gian dài; giúp cho việc đo lường được tác động của một số nhân tố đối với hành vi
mua sắm của người tiêu dùng, từ đó giúp ta dễ tìm ra tính quy luật trong tiêu dùng. Tuy nhiên kinh
nghiệm cho thấy tỷ lệ tham gia nhóm cố định chỉ đạt dưới 50%. Hạn chế do biến động trong nhóm (Do
tự rút lui, do bị phá sản, ngưng hoạt động, do chuyển ngành, do qua đời, chuyển chỗ ở, …). Hạn chế về
thái độ của nhóm cố định. Nếu ta cứ liên tục nghiên cứu về một số yếu tố cố định (như hỏi họ mua
hàng hoá nhãn hiệu gì) thì sẽ gây tác động đến tác phong của họ làm sai lệch kết quả nghiên cứu.
6-Phƣơng pháp điều tra nhóm chuyên đề: (forcus groups)
6.1-Nội dung phương pháp: Nhân viên điều tra tiến hành đặt câu hỏi phỏng vấn từng nhóm,
thường từ 7 đến 12 người có am hiểu và kinh nghiệm về một vấn đề nào đó, để thông qua thảo luận tự
do trong nhóm nhằm làm bật lên vấn đề ở nhiều khía cạnh sâu sắc, từ đó giúp cho nhà nghiên cứu có
thể nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo và toàn diện.
Áp dụng trong việc xây dựng hay triển khai một bảng câu hỏi để sử dụng trong nghiên cứu định
lượng về sau; làm cơ sở để tạo ra những giả thiết cần kiểm định trong nghiên cứu. Chẳng hạn: Trắc
nghiệm phản ứng của người tiêu dùng đối với các mẫu quảng cáo, đối với sản phẩm mới, tìm ra các
nguyên nhân làm giảm doanh số…
6.2-Ưu nhược điểm:
Thu thập dữ liệu đa dạng, khách quan và khoa học. Tuy nhiên kết quả thu được không có tính đại
diện cho tổng thể chung, chất lượng dữ liệu thu được hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng của người điều
khiển thảo luận, các câu hỏi thường không theo một cấu trúc có sẵn nên khó phân tích xử lý.
6.3-Biện pháp nâng cao hiệu quả của phỏng vấn nhóm chuyên đề:
- Các người tham gia nhóm phải đáp ứng các điều kiện sau: Tập hợp nhóm từ 7 đến 12 người
(nếu ít hơn 7 sẽ không có đủ số lượng ý kiến trao đổi qua lại, nếu lớn hơn12 sẽ khó kiểm soát được
cuộc thảo luận). Nhóm phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề đang nghiên cứu. Mỗi nhóm nên
gồm toàn nam hay toàn nữ để dễ kiểm soát hơn. Trả thù lao cho những người tham dự nhóm
- Người điều khiển nhóm phải đáp ứng các điều kiện: thân thiện, cởi mở, hiểu biết sâu sắc về vấn
đề, nhạy cảm, linh hoạt với vấn đề, giữ thái độ trung lập, có khả năng kiểm soát cuộc thảo luận không
xa rời chủ đề chính.
II-PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU:
Điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà
chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Vấn đề quan trọng nhất là
đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung.
Quá trình tổ chức điều tra chọn mẫu thường gồm 6 bước sau:
- Xác định tổng thể chung (ta phải xác định rõ tổng thể chung, bởi vì ta sẽ chọn mẫu từ đó)
- Xác định khung chọn mẫu hay danh sách chọn mẫu:Các khung chọn mẫu có sẵn, thường được
sử dụng là: Các danh bạ điện thoại hay niên giám điện thoại xếp theo tên cá nhân, công ty, doanh