6
sản lƣợng tăng thêm khi thuê thêm mỗi công nhân). Với điều kiện tiền công =
giá trị sản phẩm biên của lao động thì nhu cầu thuê lao động sẽ tăng thêm khi
giá trị sản phẩm biên của lao động còn lớn hơn mức thuê (tiền công). Nếu giá trị
biên của lao động nhỏ hơn tiền công thì cầu lao động sẽ bị thu hẹp.
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẦU LAO ĐỘNG
1.2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến số lƣợng cầu lao động
1.2.1.1. Cầu sản phẩm
Cầu lao động là cầu dẫn xuất tức là phụ thuộc vào cầu sản phẩm. Khi cầu
sản phẩm tăng để đáp ứng khối lƣợng hàng hóa tăng thêm đó thì buộc các doanh
nghiệp phải mở rộng sản xuất thuê thêm công nhân để sản xuất. Điều đó có
nghĩa là cầu lao động tăng lên.
Xã hội phát triển, ngƣời lao động có thu nhập cao thì nhu cầu tiêu dùng
hàng hóa cũng thay đổi. Cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu sẽ chuyển dần sang
cầu tiêu dùng các hàng hóa xa xỉ, các hàng hóa chất lƣợng cao. Khi đó các
ngành này buộc phải thuê những lao động có trình độ, tay nghề tức là cầu lao
động có chất lƣợng sẽ tăng lên. Thu nhập cao cũng tác động đến hình thức tiêu
dùng và hình thành hai xu hƣớng: một là, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nƣớc
ngoài, hai là, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong nƣớc. Cầu hàng hóa nƣớc ngoài
tăng lên thì sản xuất trong nƣớc giảm, không phát triển đƣợc thậm chí phải thu
hẹp và số chỗ việc làm đƣợc tạo ra cũng sẽ giảm. Ngƣợc lại, cầu hàng hóa sản
xuất nội địa tăng sẽ làm quy mô sản xuất trong nƣớc mở rộng, cầu lao động tăng
lên. Vậy, cầu sản phẩm tác động rất mạnh đến cầu lao động.
1.2.1.2. Năng suất lao động
Năng suất lao động (NSLĐ) là “Sức sản xuất của lao động cụ thể có ích”.
Tăng NSLĐ là rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất một đơn
vị hàng hóa.
Tăng NSLĐ tác động đến cầu lao động theo hai chiều khác nhau, có thể
làm tăng cầu lao động cũng có thể là làm giảm. NSLĐ tăng trong khi kế hoạch
quy mô sản xuất không thay đổi theo hƣớng tăng lên thì lƣợng lao động cần thiết
để sản xuất khối lƣợng hàng hóa đó sẽ giảm tức là cầu lao động sẽ giảm. Ngƣợc