Tiểu Luận Vắc-xin Phòng Bệnh Do Bacillus anthracis
6
II.4 Chẩn đoán và điều trị bệnh
a. Phương pháp chẩn đoán bệnh than
Xét nghiệm huyết thanh và miễn dịch học
Kháng nguyên của B. anthracis là các protein của lớp vỏ và các thành phần của
ngoại độc tố. Kỹ thuật ELISA được sủ dụng để phát hiện các thành phần độc tố và
yếu tố bảo vệ kháng nguyên của B.anthracis đặc hiệu. Theo Sirisanthana và cộng
sự (1988), các nghiên cứu huyết thanh học tại Thái Lan, kỷ thuật ELISA cho thấy
độ nhạy với các độ đặc hiệu của tùng nhân tố như sau: 72% đối với kháng nguyên
bảo vệ (PA), 95-100% đối với kháng nguyên vỏ bọc, 42% đối với yếu tố chết
(LF), và 26% đối với yếu tố phù (EF). Xét nghiệm vi ngưng kết hồng cầu gián tiếp
cho kết quả tương tự như ELISA nhưng có nhược điểm là hồng cầu mẫu có tuổi
thọ ngắn, khả năng lặp lại hạn chế, và mất thời gian lâu.
Xét nghiệm miễn dịch đối với ngoại độc tố bệnh than chỉ có giá trị dịch tễ học, ít
có giá trị chẩn đoán trong lâm sàng, vì kháng thể xuất hiện muộn trong diễn tiến
bệnh. Tuy vậy, test da với anthracin (chất trích từ một chủng B. anthracis giảm
độc lực) có thể giúp chẩn đoán được 82% số trường hợp bệnh than sau khi khởi
bệnh 1-3 ngày (Shlyakhov EN & Rubinstein E, 1996).
Hiện nay, kỹ thuật chẩn đoán mới tập trung vào việc sử dụng phản ứng PCR để
khuyếch đại các gen đặc hiệu hoặc các plasmid độc lực đặc hiệu của B. anthracis.
Kỹ thuật này rất có ích để chẩn đoán sớm trên lâm sang.
b. Điều trị bệnh
Bệnh than là bệnh do độc tố của B.anthracis nhưng hiện nay chưa có thuốc kháng
độc tố nào để điều trị bệnh. Người bị mắc bệnh than thường được điều trị bằng
kháng sinh.
Penicillin là kháng sinh chọn lọc đối với tác nhân gây bệnh, và trực khuẩn bệnh
than trong thiên nhiên rất hiếm khi đề kháng với penicillin. Ngoài ra, B. anthracis
cũng nhạy cảm với đa số kháng sinh thường dùng, ngoại trừ một số thuốc đã có
bằng chứng kháng thuốc in vitro như cefuroxime, cefotaxime, ceftazidime,
aztreonam, trimetroprim + sulfamethoxazole. Bảng 1 tóm tắt các thuốc điều trị
bệnh than. Cần dùng thuốc đường tĩnh mạch đối với thể tiêu hóa, thể hô hấp, thể
màng não, hoặc thể ngoài da nhưng có biểu hiện toàn thân, phù lan rộng hoặc tổn
thương ở vùng đầu, cổ. Kháng sinh cần được dùng liên tục ít nhất là 14 ngày sau
khi không còn triệu chứng. Nếu nghi ngờ kháng penicillin hoặc doxycylin, hoặc
không thử được độ nhạy cảm, thì nên dùng ciprofloxacin. Theo khuyến nghị mới
đây (26/10 /2001) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng Chống Bệnh (CDC) Hoa
Kỳ, trong điều trị bệnh than thể hô hấp, ngay từ đầu nên dùng ciprofloxacin hoặc
doxycyclin cộng với một hoặc hai kháng sinh khác có hoạt tính in vitro với B.
anthracis.
Chống chỉ định cắt lọc vết loét hoại tử. Cần điều trị tăng dần để ngăn ngừa sốc
nhiễm độc và rối loạn nước-điện giải, bảo đảm thông thoáng đường thở. Vì bệnh