DANH MỤC TÀI LIỆU
NGỮ VĂN 9 BÀI TẬP TIẾNG VIỆT
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Ôn tập củng cố kiến thức về Tiếng Việt.
- Đánh giá, ưu điểm, nhược điểm của bài viết cụ thể.
2.Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng học và thực hành Tiếng Việt
3.Thái độ:
Tự giác, sửa chữa, rút bài học cho bản thân.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Sách GK, giáo án
- HS: chuẩn bị ý kiến.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
*HĐ1: Tìm hiểu đề- hướng dẫn chấm
HƯỚNG DẪN CHẤM (Đề 1)
I.Phần trắc nghiệm (2đ): Học sinh chọn và điền đáp án đúng vào
bảng sau:
Câu 1 2 3 4
Trả lời 2 cặp đối
tượng
d d
Câu 5
Trả lời Hoán dụ
Câu 6: Đúng 3 ý (S- S- S): 0.75đ, đúng 2 ý (2 ý sai bất kì): 0.5đ,
đúng 1 ý (S): 0đ
II.Phần tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm) Em hãy cho biết nội dung của câu thơ sau có
liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày nội dung
của phương châm hội thoại đó?
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái, ta là phận trai”
(Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga)
- Phương châm lịch sự (0.5đ)
- Nội dung: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. (1đ)
Câu 2: (2 điểm) Em hãy cho biết từ “xuân” trong các câu Kiều
của Nguyễn Du sau đây, từ nào dược dùng với nghĩa gốc, từ nào
được dùng với nghĩa chuyển và cho biết những từ ấy được chuyển
nghĩa theo phương thức nào?
a. “Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
b. “Phong lưu rất mực hồng quần
I. Tìm hiểu
đề- hướng
dẫn chấm
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”
c. “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”
- Câu a: Nghĩa gốc (0.5đ)
- Câu b.Nghĩa chuyển (0.5đ) theo phương thức hoán dụ (0.25đ)
- Câu c: Nghĩa chuyển (0.5đ) theo phương thức ẩn dụ (0.25đ)
Câu 3: (1.5đ) Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng oan nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”
a.Tìm lời dẫn trong đoạn thơ trên? Cho biết đó lời nói hay ý
nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?
- Lời dẫn: “Tiểu thư…nhiều” (0.25đ)
- Dẫn lời nói (0.25đ)
- Là lời dẫn trực tiếp (0.25đ)
b.Trình bày nội dung của cách dẫn trên?
Dẫn trực tiếp, tức nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người
hoặc nhân vật(0.5đ); lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
(0.25đ)
Câu 4 (2đ). Đọc câu thơ trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du sau
đây và trả lời câu hỏi:
“Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây”
a.Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để
phân tích nét nghệ thuật độc đáo của câu thơ trên?
- Biện pháp tu từ Ẩn dụ (0.5đ)
- “Hoa, cánh”: chỉ Thuý Kiều và cuộc đời nàng (0.25đ)
- “Cây, lá”: chỉ gia đình của Thuý Kiều và cuộc sống của họ (0.25đ)
- Ý nói: Thuý Kiều người con hiếu thảo bán mình để cứu gia đình
(0.25đ)
b.Trình bày nội dung của biện pháp tu từ được dùng trong câu
thơ trên?
Ẩn dụ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng
khác nét tương đồng với nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho
sự diễn đạt. (0.75đ)
Câu 5: Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi
bật của việc dùng từ láy trong câu thơ sau: (1đ)
“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
- Những từ láy thanh thanh, nao nao, nho nhỏ” (0.25đ) không chỉ
dừng việc tả cảnh vật (0.25đ) còn gợi cảm giác, cảnh vật nhuốm
II.Nhận xét
đánh giá
1.Nhận xét
chung
- Ưu
- Khuyết
2.Kết quả cụ
thể
3.Trả bài rút
kinh nghiệm
màu tâm trạng(0.25đ): con người bâng khuâng, xao xuyến về một
ngày vui sắp hết, sự linh cảm về một điều sắp xảy ra với cuộc đời
nàng (Kiều) (0.25đ).
HƯỚNG DẪN CHẤM (Đề 2)
I.Phần trắc nghiệm (2đ):
II.Phần tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm) Em hãy cho biết nội dung của câu thơ sau có
liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày nội dung
của phương châm hội thoại đó?
“Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”
(Nguyễn Đình Chiểu, Truyện Lục Vân Tiên)
- Phương châm lịch sự (0.5đ)
- Nội dung: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. (1đ)
Câu 2: (2 điểm) Em hãy cho biết từ “xuân” trong các câu Kiều
của Nguyễn Du sau đây, từ nào dược dùng với nghĩa gốc, từ nào
được dùng với nghĩa chuyển và cho biết những từ ấy được chuyển
nghĩa theo phương thức nào?
a. “Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”
b. “Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”
c. “Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”
- Câu a: Nghĩa gốc (0.5đ)
- Câu b.Nghĩa chuyển (0.5đ) theo phương thức hoán dụ (0.25đ)
- Câu c: Nghĩa chuyển (0.5đ) theo phương thức ẩn dụ (0.25đ)
Câu 3: (1.5đ) Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
Khen cho: “Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đã lòng tri quá thì nên.”
a.Tìm lời dẫn trong đoạn thơ trên? Cho biết đó lời nói hay ý
nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?
- Lời dẫn: “Thật đã…thì nên” (0.25đ)
- Dẫn lời nói (0.25đ)
- Là lời dẫn trực tiếp (0.25đ)
b.Trình bày nội dung của cách dẫn trên?
Dẫn trực tiếp, tức nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người
hoặc nhân vật(0.5đ); lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
(0.25đ)
Câu 4 (2đ). Đọc câu thơ trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du sau
đây và trả lời câu hỏi:
“Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.”
a.Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để
phân tích nét nghệ thuật độc đáo của câu thơ trên?
- Biện pháp tu từ Nói quá (0.5đ) (Nếu học sinh chỉ ra biện pháp tu
từ nhân hoá “Hoa ghen thua thắm liễu hơn kém xanh” vẫn đúng
nhưng không cho điểm, chỉ xét biện pháp tu từ chính bao trùm
nội dung đoạn thơ)
- Thuý Kiều đẹp đến mức Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
(0.25đ)
- Thuý Kiều không chỉ đẹp còn tài: Một hai nghiêng nước
nghiêng thành- Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai. (0.25đ)
- Ý nói: Thuý Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn (0.25đ)
b.Trình bày nội dung của biện pháp tu từ được dùng trong câu
thơ trên?
Nói quá: biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của
sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức
biểu cảm.(0.75đ)
Câu 5: Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi
bật của việc dùng từ láy trong câu thơ sau (trích Truyện Kiều-
Nguyễn Du): (1đ)
“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
- Những từ láy “thanh thanh, nao nao, nho nhỏ” (0.25đ) không chỉ
dừng việc tả cảnh vật (0.25đ) còn gợi cảm giác, cảnh vật nhuốm
màu tâm trạng(0.25đ): con người bâng khuâng, xao xuyến về một
ngày vui sắp hết, sự linh cảm về một điều sắp xảy ra với cuộc đời
nàng (Kiều) (0.25đ).
*HĐ2: Nhận xét đánh giá:
1/Nhận xét chung: GV nhận xét khái quát toàn bộ bài kiểm tra.
*Ưu điểm:
- HS có học bài, làm bài đáp ứng yêu cầu của đề bài
- Có kĩ năng thực hành khá tốt.
*Hạn chế:
- Thiếu cẩn thận, chưa đọc đề, khi trả lời còn thiếu sót những yêu
cầu của đề bài; viết khái niệm chưa đầy đủ.
- Một số em còn yếu trong việc vận dụng kiến thức để giải bài tập
- Một vài bài viết: sai chính tả nhiều, viết chữ cẩu thả
(GV chỉ ra những hạn chế cụ thể của HS)
2/ Kết quả
Điểm Dưới 5 5 trở lên
9/1- 31 00 32
9/3- 32 1 30
3/Trả bài – Rút KN
- Trao đổi bài cho nhau – thảo luận, rút kinh nghiệm.
- Đọc một số bài làm tốt.
- Chữa 1 số lỗi dùng từ sai, lỗi viết câu, trình bày …
IV.CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Những điểm cần lưu ý khi làm bài tập Tiếng Việt
*HD: Chuẩn bị bài Trả bài kiểm tra văn
thông tin tài liệu
NGỮ VĂN 9 BÀI TẬP TIẾNG VIỆT .Phần trắc nghiệm (2đ): Học sinh chọn và điền đáp án đúng vào bảng sau: Câu 1 2 3 4 Trả lời 2 cặp đối tượng d d Câu 5 Trả lời Hoán dụ Câu 6: Đúng 3 ý (S- S- S): 0.75đ, đúng 2 ý (2 ý sai bất kì): 0.5đ, đúng 1 ý (S): 0đ II.Phần tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1.5 điểm) Em hãy cho biết nội dung của câu thơ sau có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày nội dung của phương châm hội thoại đó? “Khoan khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái, ta là phận trai” (Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga) - Phương châm lịch sự (0.5đ) - Nội dung: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. (1đ) Câu 2: (2 điểm) Em hãy cho biết từ “xuân” trong các câu Kiều của Nguyễn Du sau đây, từ nào dược dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển và cho biết những từ ấy được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×