Bài: BIÊN BẢN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1- Kiến thức:
Mục đích yêu cầu,nội dung của biên bản và các loại biên bản thường
gặp trong cuộc sống.
2 - Kĩ năng:
Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị
3- Thái độ:
Rèn kĩ năng viết biên bản
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Sách GK, giáo án
- HS: Đọc trước bài, soạn bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Đặc điểm của
biên bản:
Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả
lời.
? Viết biên bản để làm gì?
? Biên bản ghi lại những sự việc
gì?
? Yêu cầu của một biên bản là gì?
? Hãy nêu VD cụ thể về các loại
biên bản đã gặp trong cuộc sống?
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách
viết biên bản:
Đọc thầm lại hai biên bản SGK .
? Phần mở đầu của biên bản gồm
những mục gì?
? Phần nội dung của biên bản gồm
những mục gì? Cách ghi những
nội dung này trong biên bản như
thế nào?
?Tính chính xác cụ thể biên bản có
giá trị như thế nào?
? Phần kết thúc của biên bản gồm
có những mục gì?
? Điểm giống và khác nhau của 2
loại biên bản?
I. Đặc điểm của biên bản.
1. Ví dụ
2. Nhận xét
Học sinh đọc thầm 2 biên bản ở phần 1 sgk.
* Ghi chép sự việc.
* Ghi lại: nội dung hội nghị, sự vụ…
* Yêu cầu: Số liệu sự kiện phải chính xác, cụ thể, ghi
chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan, thủ
tục chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, chính xác.
2. Ví dụ: Biên bản về sự vụ mất xe đạp.
II. Cách viết biên bản.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét
a. Phần mở đầu: Tên quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên
bản, địa điểm thời gian, thành phần tham gia và chức
trách của họ.
- Tên biên bản thường được viết bằng chữ in hoa.
b. Phần nội dung:
- Diễn biến, kết quả của sự việc.
- Ghi tóm tắt những việc đã diễn ra theo trình tự thời
gian -> những nội dung cơ bản tiêu biểu của sự việc
đang diễn ra.
c. Phần kết thúc:
- Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên các thành viên
có trách nhiệm tham gia
* Giống nhau về cách trình bày và một số mục cơ bản;