tự nhiên, hợp lí qua những lời ru của mẹ thuở
còn nằm nôi.Tác giả muốn thể hiện ý lời ru
con gắn liền với cánh cò bay. Lời ru ấy cứ
dần dần thấm vào tâm hồn của con, tự nhiên
âu yếm, như là từ vô thức, bản năng như dòng
sữa ngọt ngào, con chưa hiểu và chưa cần
hiểu nhưng tuổi thơ của con không thể thiếu
lời ru với những cánh cò ấy.
- Cách vận dụng ca dao một cách sáng tạo
“Con cò ăn đêm... sợ xáo măng”, ông không
trích nguyên văn mà chỉ dùng một vài từ rồi
đưa vào mạch thơ, mạch cảm xúc của mình,
trong lời ru của mẹ.
Vậy những câu thơ này được trích từ bài ca
dao nào em hãy đọc nguyên văn bài ca dao
ấy?
- Con cò mà đi ăn đêm
...................đau lòng cò con”
Các câu “Con cò bay la, con cò bay lả.. gợi ra
không gian như thế nào? Và hình ảnh con cò
tượng trưng cho những ai trong xã hội cũ?
- Các câu thơ trên gợi tả không gian và khung
cảnh quen thuộc của cuộc sống êm đềm bình
lặng thời xưa từ làng quê đến thành thị. Hình
ảnh con cò gợi lên hình ảnh nhịp nhàng, thong
thả, bình yên của cuộc sống và sinh hoạt thời
phong kiến ở Việt Nam. Còn hình ảnh con cò
xa tổ đi ăn đêm, gặp cành mềm, sợ xáo măng
lại tượng trưng cho hình ảnh con người-người
mẹ nhọc nhằn, vất vả, lam lũ kiếm ăn nuôi
con cái. Hình ảnh cò mẹ thà chết trong hơn
sống đục để đau lòng cò con... cùng với hình
ảnh trong nhiều câu ca dao và câu thơ khác:
+ Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
+ Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về?
+ Lặn lội thân cò khi quãng vắng
.............................................đông.
Điệp ngữ có tác dụng gì trong khổ thơ?
3. Phân tích.
a- Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua lời ru
của mẹ thời thơ ấu.
* Nghệ thuật:
- Lời giới thiệu hình ảnh con cò một
cách rất tự nhiên, hợp lí qua những lời
ru của mẹ thuở còn nằm nôi...
→ Lời ru ngọt ngào ấy cứ thấm dần vào
tâm hồn con từ khi còn bé.
- Vận dụng ca dao sáng tạo vào lời thơ
của mình và lời ru của mẹ.
- Các câu thơ gợi tả không gian và
khung cảnh quen thuộc của cuộc sống
êm đềm làng quê.
- Hình ảnh con cò... tượng trưng cho
người mẹ lam lũ vất vả nuôi con.