DANH MỤC TÀI LIỆU
NGỮ VĂN 9 PHÂN TÍCH TÁC PHẨM MÂY VÀ SÓNG
MÂY VÀ SÓNG
R.TA-GO
I. Mục tiêu bài dạy.
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liên của tình mẫu tử, thấy được đặc sắc nghệ thuật
trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng xây dựng hình ảnh TN mang ý
nghĩa tượng trưng.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc, phân tích thơ tự do, phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ, kết cấu
đối thoại, độc thoại trong thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức đọc, tìm hiểu thơ nước ngoài, đồng thời giáo dục lòng kính yêu cha mẹ.
II. Phương pháp thực hiện.
- Thầy: giáo án, SGK, bảng phụ
- Trò: vở soạn, SGK
III. Cách thức tiến hành
- Đọc, phân tích, bình giảng
- Nêu vấn đề, thảo luận
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
Đọc thuộc lòng bài thơ “Nói với con” và nêu ND, NT? Ý nghĩa bài thơ
3. Bài mới:
Tình mẫu tử lẽ một trong những nh cảm thiêng liêng gần gũi, phổ biến nhất của con người, đồng thời cũng
nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ. Nếu Chế Lan Viên phát triển từ thơ từ hình ảnh con
trong ca dao: Nguyễn Khoa Điềm làm khúc hát ru..... mẹ thì đại thi hào Ấn Độ, trong những năm tháng đau thương mất mát
ghê gớm của cuộc đời gia đình đã viết lặp Si-Su trong đó Mây Sóng Hếng hát đau buồn sâu thẳm nhưng vẫn
chứa chan nh yêu thương và niềm Hn vào tủ thơ vào thế hệ tương lai.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
- Hướng dẫn học sinh đọc, đọc mẫu, gọi
học sinh đọc: Giọng đọc thay đổi và phân
biệt ở mức độ nhất định giữa lời kể của em
I. Đọc tìm hiểu chú thích
1. Đọc
bé với những lời đối thoại giữa em bé và
những người ở trên mây trong sóng
Nhận xét cách đọc
Nêu vài nét chính về tác giả?
- Ra-bin-đra- nát Ta-go.
- Năm 1929 Ta-go ghé thăm Sài gòn và để
lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người Việt
Nam.
- Thơ ông kết hợp nhuần nhuyễn, hài hoà
giữa hiện đại và truyền thống, quốc tế và
dân tộc, tinh thần nhân văn và chất trữ tình
triết lí nồng đượm.
Giới thiệu vài nét chính về tác phẩm?
Bài thơ ra đời năm nào?
- Sáng tác 1909 in trong tập Si-su.
Xác định kiểu văn bản và PTBĐ?
- Trữ tình biểu cảm.
Xác định bố cục?
- 2 đoạn
Em có nhận xét gì về cấu trúc bài thơ?
- Vì 2 đoạn có kết cấu giống nhau, tuy lời
lẽ khác nhau nên có thể phân tích chung
theo bố cục đê tránh lặp lại.
Kết cấu giống nhau ở chỗ nào?
- Trình tự tường thuật:
+ Thuật lại lời ru rê.
2. Chú thích
* Tác giả:
- Ta-go (1861-1941)
- Là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ
- Làm thơ rất sớm, là nhà văn đầu tiên ở
Châu Á được nhận giải thưởng Nôben về
văn học 1913
- Thơ ông sử dụng thành công hình ảnh TN
mang ý nghĩa tượng trưng những hình ảnh
liên tưởng so sánh và thủ pháp trùng điệp
* Tác phẩm
- Mây và sóng ra đời 1909, được Ta – go
dịch ra tiếng Anh.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Kiểu văn bản và PTB đạt
- Trữ tình (thơ tự do)
- Biểu cảm
2. Bố cục:
- 2 đoạn:
+ Từ đầu xanh thẳm: câu chuyện với
mẹ về những người ở trên mây và trò chơi
thứ nhất của bé
+ Câu chuyện với mẹ về những người ở
trong sóng và trò chơi thứ hai của bé.
+ Thuật lại lời từ chối và lí do từ chối.
+ Nêu lên trò chơi mới.
Vậy ý và lời có trùng lặp không?
- Không, mỗi phần diễn đạt mức độ tình
cảm khác nhau. Vậy ta đi phân tích từng
phần để thấy được điều đó.
-HS chú ý đoạn 1.
Hãy tìm những lời mời gọi của những
người trên mây, dưới sóng?
- Mây rủ đi chơi.
Em bé có thích đi không?
- Có. Hỏi laị cách đi.
Tại sao em bé hỏi lại cách đi?
-Vì bé tò mò, ham chơi, bị cuốn hút.
(cảnh không gian tượng trưng:không gian
bao la hấp dẫn mời gọi. Tuổi thơ vô tâm
khao khát lên đường, đâu hiểu được rằng
tất yếu ta đang dần phải rời xa vòng tay âu
yếm của mẹ. Những ánh mắt lo âu, tình
thương của mẹ đang dõi theo mỗi bước
đường ta đi)
Hỏi cách đi như thế nhưng cuối cùng bé có
đi không?
- Không.
Vì sao em bé lại từ chối?
- Vì không muốn rời xa mẹ.
Lời nói của em bé gợi cho ta suy nghĩ đến
điều gì?
- Vì thương mẹ, vì ân hận...
Lời từ chối của em bé có ý nghĩa như thế
Cấu trúc giống nhau, trình tự giống
nhau, song ý và lời lại có cách diễn đạt
khác nhau.
3. Phân tích.
a. Lời mời gọi của những người trên mây,
dưới sóng.
- Mẹ ơi, trên mây: có người gọi đi chơi với
vầng trăng, bình minh.
- Trong sóng “bọn tớ ca hát......nơi nao”
Với hình thức đối thoại lồng trong độc
thoại kết hợp với những hình ảnh ẩn dụ
gợi thiên nhiên giàu ý nghĩa biểu tượng,
tác giả dựng lên những trò chơi hấp dẫn,
thú vị đã cuốn hút em bé. Đó là tình cảm,
tâm lí tự nhiên của trẻ: vô tư, khao khát
khám phá thế giới mới. Từ đó ngợi ca vẻ
đẹp của thiên nhiên vốn có của chúng ta.
b. Lời từ chối của em bé.
- Không.
+ Vì “Mẹ mình đang đợi ở nhà. Làm sao
có thể rời mẹ mà đến được”
+ “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở
nhà...đi được”.
Lời nói chợt giật mình vì thương mẹ
(Lời nói của bé là lời thơ, lời thì thầm
trong mỗi chúng ta một mai khi mái tóc
ngả màu thời gian... chú bé vượt qua những
thử thách thứ).
Lời từ chối của em bé được nhà văn xây
dựng đã mang đậm tính nhân văn sâu sắc:
những điều thú vị trong khắp thế gian cũng
không chiến thắng nổi tình cảm của mẹ.
c. Những trò chơi mới.
nào?
Vậy, để được ở bên mẹ, yêu thương mẹ, bé
đã sáng tạo ra trò chơi như thế nào?
- Con là mây, mẹ là trăng..
Hình ảnh “mái nhà” gợi cho em điều gì?
- Ẩn dụ gợi tổ ấm gia đình
- Tổ ấm đầu đời sẽ theo ta đi mãi cái không
gian ấy bất kể thế nào qua những li tán,bể
dâu vẫn là nơi an toàn yên ổn nhất. Nơi ấy
là bầu trời xanh thẳm hạnh phúc trong
lành. Một vầng trăng lặng lẽ toả sáng lên
từ lòng mẹ soi bước cho ta.
Theo em, những người trên mây, trong
sóng là những ai?
- Đó là những âm thanh kì lạ của sóng, của
gió, của tầng mây...mà bé đã tưởng tượng
ra. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng
của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh
với mỗi con người, đặc biệt là với chú bé.
Vậy mà chú bé vẫn từ chối.
Hai trò chơi của bé, mẹ được ví với những
hình ảnh nào? Điều đó có tác dụng gì?
- Hình ảnh ẩn dụ
Phân tích cái hay của 2 câu thơ cuối?
- Hình ảnh thiên nhiên đẹp mang ý nghĩa
tượng trưng.
* Thảo luận nhóm:
Ngoài ý nghĩa tượng trưng, câu cuối còn ý
- Con là mây, mẹ sẽ là trăng. Hai tay con
ôm ....mái nhà..thẳm” ẩn dụ gợi lên tổ
ấm, hạnh phúc trong lành của mỗi chúng
ta.
- “Con là sóng........chốn nào”
- Nghệ thuật ẩn dụ: mẹ được ví như vầng
trăng, mặt biển. Đó là thiên nhiên lớn lao,
là vũ trụ vĩnh hằng. Con là mây, là sóng
bay cao và lan xa để hát mãi những lời ca
tụng về mẹ.
- Hai câu thơ cuối: “Con lăn..” và “Và
không ai.....chốn nào”
Hình ảnh thiên nhiên đẹp, mang ý nghĩa
tượng trưng: bãi biển tượng trưng cho tấm
lòng bao la, nhân hậu của người mẹ đối với
con.
- Hai câu thơ cuối mang tính triết lí đậm đà
sâu sắc nhất: lấy quan hệ mây và trăng,
biển và bờ diễn tả tình mẹ con, nâng tình
mẹ con lên tầm cao của vũ trụ. Như vậy
tình mẫu tử không thể tách rời phân biệt.
Nó có ở khắp nơi, thiêng liêng và bất diệt.
Bài thơ gợi sự suy ngẫm về cuộc đời về
nghĩa nào nữa không?
- Tính triết lí sâu sắc.
(Bài thơ gợi sự suy ngẫm về cuộc đời: con
người trong cuộc sống thường gặp nhiều
cám dỗ, nhất là với một số đứa trẻ ham
chơi. Vậy muốn khước từ chúng cần có
những điểm tựa vững chắc, trong đó có
tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
Hạnh phúc không phải là điều bí ẩn. Hạnh
phúc ngay ở trên trần thế, do chính con
người tạo dựng nên.)
* Liên hệ thực tế: HS mải chơi mà quên
học hành, quên lời dạy của mẹ...làm cho
mẹ buồn...cuối cùng hối hận thì đã muộn.
Sau khi học xong bài thơ em rút ra bài học
gì?
- HS đọc ghi nhớ sgk/80.
con người.
4. Tổng kết.
a. Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử
thiêng liêng, bất diệt.
b. Nghệ thuật.
- Hình thức đối thoại lồng trong lời kể của
em bé qua những hình ảnh thiên nhiên giàu
ý nghĩa tượng trưng.
- Bài thơ trong sáng đẹp như mây bởi trí
tưởng tượng phong phú, tình yêu thiên
nhiên, thể thơ tự do.
- Kết cấu giống nhau nhưng lời và ý ở hai
phần khác nhau.
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Nêu chủ đề bài thơ.
- Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ.
* Bài tập trắc nghiệm: nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A- Mây. B- Sóng. C- Người mẹ. D- Em bé.
5. Dặn dò
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích.
- Soạn bài: Ôn tập về thơ: trả lời các câu hỏi, lập bảng thống các tác phẩm đã học từ đầu năm
đến nay.
thông tin tài liệu
NGỮ VĂN 9 PHÂN TÍCH TÁC PHẨM MÂY VÀ SÓNG a. Lời mời gọi của những người trên mây, dưới sóng. - Mẹ ơi, trên mây: có người gọi đi chơi với vầng trăng, bình minh. - Trong sóng “bọn tớ ca hát......nơi nao” b. Lời từ chối của em bé. - Không. + Vì “Mẹ mình đang đợi ở nhà. Làm sao có thể rời mẹ mà đến được” + “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...đi được”. c. Những trò chơi mới. - Con là mây, mẹ sẽ là trăng. Hai tay con ôm ....mái nhà..thẳm” → ẩn dụ gợi lên tổ ấm, hạnh phúc trong lành của mỗi chúng ta.
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×