Bài: TỔNG KẾT VĂN HỌC
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1- Kiến thức:
- Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
- Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học.
2 - Kĩ năng:
- Hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với
từng thời kì.
- Đọc - hiểu tác phẩm theo đặc trưng của thể loại.
3- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: giáo án
- HS: chuẩn bị bài.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
*HĐ1: Nhìn chung về văn học Việt Nam:
- Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học
sinh:
?Nêu các bộ phận hợp thành nền văn học
Việt Nam?
?Văn học viết ra đời từ thế kỉ thứ mấy?
?Văn học Viết thời kì trung đại được viết
bằng chữ gì?
?Chữ quốc ngữ ra đời từ thế kỉ thứ mấy?
?Văn học Việt Nam đã phát triển qua mấy
giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
- Thảo luận nhóm:
?Giá trị nổi bật của văn học Việt Nam là gì?
Tiết 2:
*HĐ2: Sơ lược về một số thể loại văn học:
?Thể loại văn học là gì?
?Các thể loại văn học đã học?
I. Nhìn chung về văn học Việt Nam:
- Văn học Việt Nam xuất hiện và phát triển
cùng với lịch sử dân tộc. Nền văn học ấy
gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn
học viết. Văn học viết ra đời từ thế kỉ X.
Văn học viết thời kì trung đại được viết
bằng chữ Hán và chữ Nôm. Từ cuối thế kỉ
XIX, chữ quốc ngữ được dùng để sáng tác
và thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm.
- Văn học Việt Nam phát triển qua các giai
đoạn: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, từ đầu
thế kỉ XX đến 1945 và từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đến nay.
- Giá trị nổi bật của văn học Việt Nam: thể
hiện tư tưởng yêu nước, tinh thần nhân đạo,
sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan của
người Việt Nam, là một bộ phận của nền
văn hoá Việt Nam, thể hiện vẻ đẹp trong cốt
cách con người Việt Nam qua các thời đại.
II. Sơ lược về một số thể loại văn học:
- Thể loại văn học: sự thống nhất giữ một
loại nội dung với một dạng hình thức văn