Doanh nghiệp nợ đóng, người lao động có được tự đóng bảo hiểm để chốt sổ?
Rất nhiều trường hợp doanh nghiệp nợ đóng BHXH kéo dài, khiến cho nhiều người lao
động khi nghỉ việc lao đao vì không chốt được sổ BHXH dẫn đến không thể lấy bảo hiểm
thất nghiệp hay không lấy được sổ bảo hiểm để tham gia đóng bảo hiểm tại công ty khác?
Vậy làm thế nào để xử lý vấn đề này? Người lao động có được tự đóng không?
Văn phòng Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động trả lời:
- Điều 85 Luật BHXH 2014 quy định: Mức đóng và phương thức đóng của NLĐ tham
gia BHXH bắt buộc:
1. NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1, điều 2 của luật này, hằng tháng
đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. NLĐ quy định điểm i,
khoản 1, điều 2 của luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí
và tử tuất.
- Điều 86 Luật BHXH 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người sử
dụng lao động (NSDLĐ) như sau: NSDLĐ hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng
BHXH của NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1, điều 2 của luật này như
sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Ngoài các khoản trên, NLĐ còn phải đóng 1% tiền
lương vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); 1,5% tiền lương vào Quỹ BHYT. Tương
ứng, NSDLĐ phải đóng 0,5% vào Quỹ BHTN; 3% vào Quỹ BHYT. Tổng cộng, NSDLĐ
vừa phải tự đóng và thu tiền của NLĐ để đóng vào các quỹ BHXH, BHYT, BHTN là
32%. Khoản 2, điều 21 Luật BHXH 2014 quy định về trách nhiệm của NSDLĐ như sau:
Đóng BHXH theo quy định tại điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của NLĐ theo
quy định tại khoản 1, điều 85 của luật này để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHXH.
- Khoản 3, điều 122 Luật BHXH 2014 quy định: NSDLĐ có hành vi vi phạm quy định
tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này (1. Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN; 2.
Chậm đóng tiền BHXH, BHTN; 3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN - PV)
từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý
theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ
BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không
thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác,
kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp số tiền
chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH.
1